UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 11
Loading...
Close menu
Trang chủ > Góc sẻ chia > UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 11

UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 11

Tác giả: Apollo English

Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam

Tác giả

Apollo English

Apollo English được thành lập năm 1995 bởi hai nhà đồng sáng lập – ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters. Chúng tôi tự hào là Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Anh ngữ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Tại Apollo, chúng tôi tin rằng giáo dục có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Với gần 30 năm nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi trẻ em Việt, chúng tôi tin rằng tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ. Với một phương pháp đúng đắn, tiếng Anh sẽ cùng con mở ra chân trời mới mẻ, giúp con nhận ra đam mê của chính mình, hình thành kỹ năng, kiến thức, tư duy cảm xúc xã hội cần thiết cho tương lai.

Mục Lục

Mục Lục

    03. ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG 11: KHAI VẤN – HƯỚNG DẪN

    Trước khi đọc chương này, bạn hãy dành 15 phút suy nghĩ và trả lời những câu hỏi dưới đây:

    1. Tại sao mọi đứa trẻ cần một người hướng dẫn?

    2. Tôi có thể sử dụng những phương pháp nào để hướng dẫn trẻ?

    Câu trả lời của bạn: 

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

     

    Ai trong đời cũng có những mục tiêu muốn chạm đến, những thử thách cần vượt qua và những lần cảm thấy bế tắc. Tìm kiếm và/hoặc trở thành người khai vấn sẽ khiến ta hài lòng hơn với bản thân và với công việc của mình (ICF). Như Liên đoàn Khai vấn Quốc tế (International Coaching Federation - ICF) đã định nghĩa, khai vấn là đồng hành cùng quá trình tư duy, sáng tạo, một hành trình truyền cảm hứng để người được hướng dẫn phát triển hết tiềm năng bản thân và tiềm năng nghề nghiệp của mình. Theo ICF, quá trình khai vấn thường giải phóng trí tưởng tượng, khả năng làm việc và lãnh đạo mà trước đây chưa được khai mở. Trong chương này, chữ “người được khai vấn” và “học sinh” được sử dụng tương đương nhau vì tôi muốn chỉ ra rằng chúng ta nên xem học sinh như những người được khai vấn.

    Nếu cả người khai vấn và người được khai vấn đồng lòng quyết tâm thì việc khai vấn này có thể khơi mở tiềm năng của người được khai vấn, và tiềm năng đó sẽ thể hiện ra bằng những kết quả hữu hình. Vai trò của người khai vấn ở đây là lắng nghe, đặt câu hỏi, thấu hiểu và truyền cảm hứng. Trong những buổi huấn luyện này, người hướng dẫn cần tìm hiểu những giá trị, niềm tin và cảm xúc của người được khai vấn. Thông qua toàn bộ quá trình này, người được khai vấn sẽ nhận ra mình cần làm gì để phát triển bản thân (Everett, 2014).

    Thấu hiểu bản thân vốn dĩ đã là một kỹ năng khó. Người khai vấn có thể giúp học trò của mình xác định những kỹ năng sở trường và những kỹ năng cần được cải thiện. Người học cũng cần cởi mở tiếp thu những đánh giá mang tính xây dựng và hiểu được thiện ý của người hướng dẫn.

    Bất cứ phụ huynh hay giáo viên nào cũng có thể trở thành người hướng dẫn và sử dụng một số kỹ thuật cơ bản để giúp các em học sinh suy ngẫm về cuộc sống, về những ưu tiên sự nghiệp và khát vọng bản thân. Khi các học em đã quen hơn với những kỹ thuật này và phát triển ở một mức nào đó, các em cũng có thể bắt đầu tự huấn luyện bản thân.

    Những ưu tiên và khát vọng có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, việc thực hành thường xuyên là vô cùng hữu ích, ví dụ cứ sau sáu tháng hoặc sau một cột mốc ý nghĩa nào đó trong cuộc đời của học trò. Khi những ưu tiên thay đổi, quan trọng là cần phải ghi nhớ rằng mọi mô hình huấn luyện đều dành cho mục tiêu lâu dài.

     

    GROW (PHÁT TRIỂN)

    Công cụ đầu tiên là mô hình GROW, viết tắt của: Goals (Mục tiêu), Reality (Thực tế), Options (Lựa chọn) và Will (Ý chí).

    Mô hình GROW được Ngài John Whitmore và đồng nghiệp tìm ra vào cuối thập niên 1980. Kể từ đó đến nay, nó đã trở thành mô hình hướng dẫn nổi tiếng nhất thế giới trong việc giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu và nâng cao hiệu quả công việc (Performance Consultants).

    Ban đầu, một người phải xác định mục tiêu và khát vọng mà họ muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định. Sau đó, họ phải viết ra tình trạng hiện tại của mình liên quan đến mục tiêu hoặc khát vọng đó. Tiếp theo, người đó cần phải động não để nghĩ ra mọi lựa chọn mình có được để thực hiện hóa mục tiêu đó. Cuối cùng, quan trọng là lập ra một kế hoạch hành động với tất cả những bước nho nhỏ - tức là làm gì và khi nào, và tốt nhất là đặt ra những mục tiêu có thể đo đếm được (Mindtools).

    Để minh họa mô hình GROW trong thực tế, tôi xin đưa ra ví dụ về chính bản thân mình. Tôi bắt đầu học tiếng Pháp hồi còn học cấp Ba và lúc nào cũng muốn đắm mình trong nền văn hóa đó hơn nữa. Lên Đại học, tôi tham gia một tổ chức sinh viên toàn cầu tên là AIESEC (Association Internationale des Étudiants En Sciences Économiques et Commerciales – Tổ chức Quốc tế của Sinh viên Ngành Khoa học Kinh tế và Thương mại). Là thành viên, tôi có cơ hội tham gia nhiều hội thảo, hội nghị và được gặp nhiều người hướng dẫn. Khoảng năm thứ hai, tôi được biết đến mô hình GROW. Sau đó, tôi đã đặt mục tiêu là phải sống ở Pháp ít nhất là sáu tháng trước tuổi ba mươi. Lúc ấy tôi mới chỉ học tiếng Pháp trong trường và tôi biết rất ít về văn hóa cũng như ẩm thực của Pháp. Sau khi có một mục tiêu rõ ràng và vạch ra vị trí hiện tại của mình, tôi đã nghĩ ra vài lựa chọn giúp mình đạt được mục tiêu đó. Tôi có thể theo học một trung tâm ngôn ngữ Pháp để bổ túc thêm phần hội thoại ngoài những bài trên trường. Tôi cũng có thể tham gia một khóa học để tập trung lấy chứng chỉ tiếng Pháp. Ở trường, tôi có thể đọc thêm sách bằng tiếng Pháp về nước Pháp và xem nhiều hơn bộ phim nói tiếng Pháp có phụ đề tiếng Pháp. Tôi cũng có thể du lịch đến Pháp với gia đình thông qua một đại lý du lịch hoặc tìm một cộng đồng người Pháp trong thành phố của tôi, tham gia mọi sự kiện văn hóa mà họ tổ chức. Sau khi lên danh sách những lựa chọn, tôi quyết định làm những gì dễ dàng trong khả năng thời gian và ngân sách của mình trước. Rồi tôi sắp xếp các bước theo dòng thời gian và viết một danh sách những việc cần làm cho mỗi bước tương ứng. Nói tóm lại, tôi đã hoàn thành mọi mục tiêu đã viết ở trên và đã đến Pháp sống, học tập trong gần nửa năm.

    Không quá ngạc nhiên khi GROW là mô hình huấn luyện nổi tiếng nhất thế giới. Nó rất dễ làm theo và từ trải nghiệm của mình, tôi có thể nói rằng nó thực sự hiệu quả! Nó phù hợp như đo ni đóng giày cho từng cá nhân và có thể áp dụng cho cả mục tiêu lớn lẫn mục tiêu nhỏ.

     

    THE WHEEL (BÁNH XE)

    The Wheel là mô hình khai vấn thứ hai. Mô hình ấy giống như bánh xe chia thành tám phần bằng nhau, tương tự như khi bạn cắt một chiếc pizza vậy (Elsey, 2022). Mỗi phần xác định một ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của mỗi người.

    Cụ thể hơn, có thể lấy ví dụ về một người muốn cải thiện khả năng lãnh đạo của mình. Mỗi một trong tám phần này nên được đặt tên theo kỹ năng nào mà người đó nghĩ là sẽ giúp họ trở thành người lãnh đạo tuyệt vời, từ những kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý tài chính, động lực và sự kiên trì cho đến kỹ năng đọc tài liệu.

    Mỗi phần của bánh xe sẽ được đánh giá trên thang điểm từ 1 tới 10. 1 là ở giữa bánh xe và 10 là ở rìa bánh xe. Sau đó, người ấy sẽ suy nghĩ và tự đánh giá bản thân mình ở mỗi kỹ năng như thế. Việc cho điểm này hoàn toàn mang tính chủ quan, mặc dù người đánh giá có thể dựa trên những người mà họ ngưỡng mộ làm tiêu chuẩn. Đó là những người sở hữu một kỹ năng cụ thể nào đó ở mức thượng thừa mà họ muốn một ngày nào đó có thể đạt được như vậy.

    Khi bánh xe này đã được phân chia và được cho điểm, nhìn vào nó, người ta có thể nhận thấy mình cần phải tập trung cải thiện kỹ năng nào trong một khoảng thời gian nhất định mà họ muốn. Sau đó, họ có thể lập ra một kế hoạch hành động khả thi, vững chắc với những thời hạn đi kèm kết quả định lượng được để cải thiện mỗi lát cắt trong bánh xe. Nếu cần, họ có thể lặp lại quá trình này nhanh chậm tùy ý sao cho đạt được sự tiến bộ trông thấy và quyết định có phải thêm bước nào nữa hay không (Elsey, 2022).

     

    SƠ ĐỒ VENN

    Công cụ thứ ba là sơ đồ Venn với ba tới bốn hình tròn chồng lên nhau.

    Hình tròn thứ nhất bao gồm mọi đam mê và sở thích. Hình tròn tiếp theo bao gồm các sở trường hoặc những việc mà người đó làm giỏi. Hình tròn thứ ba chỉ ra khoảng trống hoặc nhu cầu mà xã hội đang cần lấp đầy và hình tròn thứ tư (thỉnh thoảng được gộp vào hình tròn thứ ba) liệt kê những gì mà xã hội sẵn sàng bỏ tiền ra cho chúng. Sau khi liệt kê tất cả những điều này, cá nhân đó có thể tìm kiếm điểm giao của tất cả những hình tròn và tập trung thời gian cũng như công sức của mình vào đó (Rinnelt, 2017).

    Ví dụ một người thích giúp đỡ người khác. Người đó muốn chia sẻ kiến thức, những cuộc trò chuyện và biết cách giảng giải rất rõ ràng. Thế mạnh của người đó là nói chuyện trước đám đông, điều phối nhóm và hỗ trợ người khác. Người này tìm ra những con số thống kê cho thấy trong xã hội có những người trẻ không chắc chắn định hướng sau tốt nghiệp và cần nhiều sự giúp đỡ để tìm lối đi cho mình. Do đó, người này cho rằng có một số người sẵn sàng trả hàng nghìn đô la mỗi năm để được huấn luyện về sự nghiệp.

    Sau khi sáp nhập bốn hình tròn này lại, người này có thể, ví dụ, nhận ra họ có khả năng trở thành huấn luyện viên phát triển cá nhân cho những người ở độ tuổi 20. Đến bước tiếp theo, người này sẽ phải một lần nữa nghĩ ra một kế hoạch hành động cụ thể hơn để trở thành một nhà huấn luyện giỏi, như tham gia một khóa học có lấy chứng chỉ, làm video huấn luyện miễn phí hoặc viết blog chia sẻ những kỹ thuật khai vấn.

     

    COMPASS

    COMPASS là kỹ thuật khai vấn thứ tư, nơi người được khai vấn có thể tìm thấy hướng đi cuộc đời của mình.

    Từ compass bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ, dựa trên chữ Latin com — nghĩa là “cùng nhau” và passus nghĩa là “một bước hoặc tốc độ”. Từ này định nghĩa rất chính xác quá trình khai vấn trong đó người hướng dẫn và người được hướng dẫn cùng nhau tiến về phía trước theo hướng mà người được hướng dẫn muốn đi (Everett, 2014).

    Sau buổi đầu tiên, hai bên tiếp tục thu thập thông tin để nhất quán với con đường phát triển của người được hướng dẫn. Để bắt đầu, người hướng dẫn cần hiểu được “Current situation – Tình trạng hiện tại”, những gì đang diễn ra trong đời sống của người được hướng dẫn, và tại sao người ấy lại muốn được hướng dẫn. Rồi đến “Objective – Mục tiêu”, mục tiêu hoặc những kết quả mong muốn từ những buổi hoặc cả quá trình hướng dẫn này. Thứ ba là “Motivation – Động lực”, để hiểu lý do vì sao người đó muốn có kết quả và mục tiêu cụ thể đó. Tiếp nữa là “Pace – Tốc độ”, đây là khi cả hai người đều cùng nhau lập khung thời gian để đạt các kết quả. Bước tiếp theo là “Action – Hành động” hoặc một kế hoạch hành động với những bước cụ thể để đạt được kết quả cuối cùng (Everett, 2014). Từ đây, người được hướng dẫn bắt đầu tự bước đi bằng đôi chân của chính mình trước khi có buổi huấn luyện tiếp theo.

    Sau một thời gian, người hướng dẫn kết nối với người được hướng dẫn một lần nữa để “Stocktake – Nhìn lại”, tức là tổng kết những gì đã xảy ra và thảo luận về “Subsequent – Diễn biến tiếp theo”, tức là những bước đi tiếp theo. Thảo luận về những điều mới học được từ những hành động gần đây sẽ giúp tìm ra con đường tiến đến mục tiêu phía trước.

     

    TỔNG KẾT CHƯƠNG

    Với bất kỳ người khai vấn nào, càng hiểu rõ người được khai vấn thì càng tốt. Do đó, anh ta có thể để học trò mình hoàn thành một số bài kiểm tra tính cách, như DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Compliance hay Thống trị – Ảnh hưởng – Điềm đạm – Hòa hợp) hoặc MBTI (Myers-Briggs Type Indicator – Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs). Những bài trắc nghiệm này sẽ nói cho người hướng dẫn biết nhiều hơn về hành vi và tính cách của người được hướng dẫn. Bên cạnh những bài trắc nghiệm tính cách, còn có những bài kiểm tra khác cho chúng ta biết nhiều hơn về phong cách lãnh đạo hoặc vai trò trong đội nhóm mà người được hướng dẫn mong muốn, trong đó có bài trắc nghiệm vai trò Belbin mà nhiều người biết đến.

    Khi huấn luyện, người hướng dẫn cũng cần để cho học trò của mình tự đánh giá về khả năng đối diện với CRAP, tức là với “Criticism” (chỉ trích), “Rejection” (từ chối), “A**holes” (những kẻ đê tiện) và “Pressure” (áp lực) (St. John, 2005). Để theo dõi tiến độ hoặc để ghi lại những đánh giá, quan sát, người ta thường khuyên người được hướng dẫn viết nhật ký, một dạng ghi chép đặc biệt để có thể chia sẻ với thầy của mình trong mỗi buổi huấn luyện.

    Là cha mẹ hoặc giáo viên, chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để giúp đỡ và hướng dẫn học sinh phát triển đúng hướng. Các kỹ thuật hướng dẫn được nhắc đến trong chương này có thể áp dụng cho bất cứ ai, vì chúng đặt ra những câu hỏi xác đáng để người học phải suy nghĩ, tự ngẫm và tìm ra câu trả lời cho riêng mình trong khi phân tích một cách tích cực cuộc sống của bản thân. Người hướng dẫn cần hiểu được học trò của mình. Một học trò nhỏ tuổi có thể cần giúp đỡ để phát triển ý thức về bản thân nhiều hơn, trong khi học trò lớn hơn có thể cần nhiều nhận xét mang tính xây dựng quyết liệt hơn.

    Những phương pháp hướng dẫn này có thể thực sự hữu ích để học sinh xác định rõ mình muốn gì và làm thế nào để duy trì con đường tiến tới các mục tiêu. Thông qua những kỹ thuật được nói ở trên, tìm kiếm mục đích sống và đạt được những mục tiêu đã trở thành một việc thực tế chứ không phải chỉ là giấc mơ viển vông, để rồi từ đó dẫn tới sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

    DAVID PHAM

     

    CÁC CHƯƠNG ĐÃ CHIA SẺ

    Chương 1: Hãy Để Con Làm xem tại đây

    Chương 2: Cùng Nhau Tiến Bộ xem tại đây 

    Chương 3: Giảng Dạy Những Kỹ Năng Thiết Yếu xem tại đây 

    Chương 4: Đánh Thức Sự Hiếu Kỳ Và Lòng Khát Khao xem tại đây

    Chương 5: Giáo Dục Kỹ Năng Bán Hàng Và Tài Chính xem tại đây

    Chương 6: Thiết Kế Trải Nghiệm Học Tập Tốt Hơn xem tại đây 

    Chương 7: Tôn Trọng Những Khác Biệt xem tại đây

    Chương 8: Chuyển Sang Phương Pháp Thực Học xem tại đây

    Chương 9: Kết Hợp Các Hình Thức Học Tập xem tại đây

    Chương 10: Phương Pháp Học Kết Hợp xem tại đây


    Theo dõi tin từ Apollo

    Đăng ký để nhận các thông tin ưu đãi và cập nhật các tin tức mới nhất từ Apollo bạn nhé!

    Tin mới nhất

    Mar 20,2024
    Trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” dày 239 trang với hàng ngàn ý tứ, tác giả Ibuka Masaru đã chỉ ra điều tối quan trọng trong giáo dục trẻ nhỏ đó là hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ thời điểm sớm nhất.
    Mar 11,2024
    Sáng tạo không chỉ dành riêng cho những nhà thiết kế, nghệ sĩ, mà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
    Jan 02,2024
    Bài ôn tập Active App chính thức ra mắt
    Nov 30,2023
    4 Cách giúp bé học nói hiệu quả: Trò chuyện với bé, lắng nghe, đọc sách, tập hát. Tìm hiểu khi nào bé nên học ngôn ngữ mới
    Nov 30,2023
    Khi nào nên cho bé học ngôn ngữ thứ 2? Nên cho bé học ngôn ngữ thứ 2 nào? Lợi ích khi cho bé học tiếng Anh.

    Quan Tâm Nhất

    May 25,2023
    Bài viết tổng hợp các từ vựng tiếng Anh dành cho bé theo chủ đề thông dụng, giúp bé liên kết mối quan hệ giữa các từ vựng để học hiệu quả hơn.
    Mar 15,2023
    Lựa chọn khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé theo 3 bí quyết sau sẽ giúp con tiếp thu tốt, duy trì hứng thú học tập và trở nên tự tin, lưu loát khi sử dụng tiếng Anh
    Mar 14,2023
    Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? NÊN! Vì con có nhiều thời gian để học, phát âm chuẩn xác như người bản xứ, tự tin giao tiếp, cơ hội nghề nghiệp
    Mar 08,2023
    Bài viết giới thiệu 100 mẫu câu học tiếng Anh giao tiếp cho bé cơ bản, giúp bé đầu đời có thể nghe, nói, phát âm tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
    Feb 18,2023
    Học tiếng Anh cho bé 5 tuổi với 5 cách phù hợp tâm lý, sở thích và tiềm năng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, phát âm hiệu quả

    Tin liên quan

    Bài tập từ vựng tiếng Anh lớp 1 với những hình ảnh sinh động sẽ giúp bé dễ dàng ôn tập và ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả
    Tại Apollo English, chúng tôi luôn tin rằng mỗi học viên xứng đáng được trang bị những hành trang tốt nhất để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai
    “Kỳ lạ thật, con mình mới hôm kia thôi còn đòi mua cuốn sách này bằng được, nói là con thích lắm, mẹ mua cho con đi