UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 6
Loading...
Close menu
Trang chủ > Góc sẻ chia > UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 6

UNLOCKED - KHƠI MỞ TIỀM NĂNG - CHƯƠNG 6

Tác giả: Apollo English

Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam

Tác giả

Apollo English

Apollo English được thành lập năm 1995 bởi hai nhà đồng sáng lập – ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters. Chúng tôi tự hào là Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Anh ngữ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Tại Apollo, chúng tôi tin rằng giáo dục có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Với gần 30 năm nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi trẻ em Việt, chúng tôi tin rằng tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ. Với một phương pháp đúng đắn, tiếng Anh sẽ cùng con mở ra chân trời mới mẻ, giúp con nhận ra đam mê của chính mình, hình thành kỹ năng, kiến thức, tư duy cảm xúc xã hội cần thiết cho tương lai.

Mục Lục

Mục Lục

    02. PHƯƠNG PHÁP HỌC

    CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP TỐT HƠN

    Trước khi đọc chương này, bạn hãy dành 15 phút suy nghĩ và trả lời những câu hỏi dưới đây:

    1. Hệ thống giáo dục hiện nay của chúng ta đang có vấn đề gì?

    2. Như thế nào là trải nghiệm học tập lý tưởng cho trẻ?

    Câu trả lời của bạn: 

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

    .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

     

    NHỮNG ĐIỂM CẦN GIẢI QUYẾT

    Một việc vô cùng quan trọng là chúng ta cần nhắc đến và phân loại những thử thách, trở ngại cụ thể mà ngành này đang phải đối mặt.

    Theo trường NEXT, có sáu vấn đề cơ bản đối với hệ thống giáo dục của chúng ta:

    NHỮNG “CHÚ GÀ CÔNG NGHIỆP”

    Cả ngày, học sinh ngồi trong lớp và làm theo hướng dẫn. Giáo viên yêu cầu học sinh phải trật tự, ngồi ngay ngắn, mở sách ra và làm một việc gì đó trong một khoảng thời gian cho trước. Học sinh giỏi nhất là học sinh ngoan ngoãn nghe theo lời thầy cô. Điều này phù hợp hoàn hảo với một thời đại công nghiệp, nơi mà hầu hết mọi người đều làm việc trong các công xưởng, nhà máy và mọi thứ cần phải thật chính xác. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, con cái chúng ta không thể chỉ làm theo lời chỉ bảo, hướng dẫn mà phát triển được. Trở thành một thành viên chủ động trong tập thể và biết vận dụng tư duy sáng tạo đã trở nên cần thiết hơn (NEXT School, 2016).

    THIẾU TỰ CHỦ

    Học sinh không thể tự lên thời khóa biểu và tự đưa ra quyết định làm gì và làm khi nào. Do đó, hầu hết các em thấy chán nản và thiếu động lực mỗi khi đến trường vì các em không có quyền kiểm soát đối với việc học của mình (NEXT School, 2016).

    HỌC “VẸT”

    Hệ thống hiện tại được tạo ra để cứ trong khoảng 45 phút, chúng ta lại đưa một lượng kiến thức tương đương nhau vào đầu óc các em. Rồi chúng ta mong các em sẽ nhớ càng nhiều dữ kiện càng tốt, và chúng ta kiểm tra các em bằng các bài thi. Học như thế không phải là học thực, vì như thế chỉ cần thi xong một ngày là các em đã quên hết nội dung. Việc ghi nhớ và lưu trữ kiến thức là trọng tâm trong trải nghiệm học tập ngày nay, vì điểm số là tiêu chí chính được sử dụng để đánh giá một học sinh. Điều này tạo ra áp lực thiếu lành mạnh lên các em, khuyến khích các em gian lận để qua môn thay vì nâng cao hiểu biết của mình (NEXT School, 2016).

    KHÔNG CÓ CƠ HỘI CHO ĐAM MÊ VÀ SỞ THÍCH

    Trên toàn cầu, hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay đang được chuẩn hóa quá cao. Mỗi cá nhân cùng học một thứ, theo cùng một cách bất kể niềm đam mê và sở thích của người đó ra sao. Kết quả là một sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học có thể không biết mình giỏi cái gì, sở trường, thế mạnh của mình là gì và mình thích làm gì. Nếu chúng ta hỏi một đứa trẻ bảy tuổi, có thể các em nói được cho chúng ta biết các em muốn gì còn hơn một sinh viên tốt nghiệp Đại học vì hệ thống giáo dục của chúng ta đã khiến học sinh mai một đam mê thay vì khám phá chúng (NEXT School, 2016).

    NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG CÁCH HỌC

    Thời lượng học cần thiết của mỗi người mỗi khác. Thời gian cần thiết để làm một hoạt động nào đó cũng rất khác nhau tùy vào từng hoạt động và môn học. Tuy nhiên, ở trường học, ai cũng được giao cho một lượng thời gian như nhau để học một chủ đề cụ thể. Một nhóm có thể thích học thông qua sách vở và các văn bản, tài liệu, trong khi nhóm khác có thể thích học thông qua các đoạn video và hình ảnh. Một em có thể hiểu bài hơn nếu được thảo luận với các bạn. Em khác lại hiểu rõ và nhanh hơn nếu được thực hành. Giáo án cá nhân hóa để tất cả học sinh có thể học những điều như nhau theo những cách khác nhau và trong khoảng thời gian khác nhau dường như quá xa vời và không thể đáp ứng (NEXT School, 2016).

    CÁCH GIẢNG DẠY

    Trẻ em được nghe thầy cô giảng bài hơn năm tiếng mỗi ngày trong một không gian mà 30 đứa trẻ phải giữ trật tự lắng nghe bài giảng mà không có sự tương tác nào. Giáo viên là trung tâm của quá trình giảng dạy; do đó, dù giáo viên có làm gì thì trong một hình thức học tập thể như hiện nay, thế nào cũng có em thấy chán vì các em đã biết kiến thức rồi, hoặc không hiểu gì hết vì bị tụt hậu. Vì lo rằng không thể kiểm soát được, nhà trường cấm học sinh sử dụng thiết bị cầm tay trong lớp học để tiếp cận kiến thức có sẵn. Nền giáo dục của chúng ta vẫn được thiết kế theo kiểu giáo viên là nguồn thông tin duy nhất trong lớp học. Với cách tiếp cận này, chúng ta chỉ đang lãng phí thời giờ vàng ngọc của học sinh (NEXT School, 2016).

     

    TẠI SAO CHÚNG TA CẦN GIẢI QUYẾT SÁU VẤN ĐỀ NÀY?

    Chúng ta phải hiểu rằng trẻ em ngày này sẽ bước vào lực lượng lao động trong khoảng những năm 2045-2050. Khi đó máy tính đã vượt xa con người về khả năng ghi nhớ hoặc tính toán. Nếu chúng ta để con cái mình cạnh tranh với máy tính xem “ai là người làm theo hướng dẫn tốt hơn” thì chắc chắn con người sẽ thua đậm.

    Vì chúng ta lường trước là đến năm 2050 có hơn chín tỷ người trên hành tinh này và vì sự dịch chuyển lao động đang trở nên dễ dàng hơn, nên con cái chúng ta sẽ không chỉ tìm những công việc gần nhà (UN DESA, 2019). Các con sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho những công việc có sự cạnh tranh quốc tế. Vì thế, việc bồi dưỡng bản sắc cá nhân, tìm cách thích nghi với thế giới và tạo ra tầm ảnh hưởng tới người khác là điều vô cùng quan trọng đối với thành công của trẻ.

    Với tình trạng ngày càng có nhiều công việc được tự động hóa vào năm 2050, chúng ta cần tự hỏi liệu mình đã chuẩn bị tốt cho con trước một tương lai như thế đang gõ cửa? Những kỹ năng mà các con đang học ở trường có giúp ích gì để con sẵn sàng bước vào đời?


    GIÁO DỤC Ở NHỮNG QUỐC GIA TÔI TỪNG SỐNG

    Tôi lớn lên ở Cộng hòa Séc, một đất nước nằm ở trái tim của châu Âu với khoảng 10 triệu dân. Cộng hòa Séc được bao quanh bởi các quốc gia khác, không có biển. Thủ đô Prague vẫn có nhiều đường phố được lát đá. Di tích lịch sử và văn hóa ở đây vô cùng phong phú. Nhiều tòa nhà và cây cầu hiện nay đã được dựng từ thế kỷ 14 hoặc trước đó. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được lớn lên ở đây. Tôi có cơ hội trải nghiệm hệ thống giáo dục nơi đây. Theo đó, giáo dục bắt buộc không được thiết kế là 12 lớp học phổ thông mà chỉ có 10 lớp. Tuy nhiên, để vào Đại học, học sinh phải học thêm một cấp học nữa sau cấp Hai.

    Có ba lựa chọn cho trường sau cấp Hai này. Đầu tiên là gymnasium và lựa chọn thứ hai là trường kỹ thuật/chuyên nghiệp. Một trường gymnasium có thể tương đương với trường cấp Ba ở Mỹ, chương trình chung bao gồm nhiều môn học hình thành từ những môn ở cấp Hai. Ngược lại, trường kỹ thuật/chuyên nghiệp đào tạo một lĩnh vực cụ thể, như là khách sạn hoặc kỹ sư. Trường dạy nghề là kiểu trường thứ ba, mà sau khi học xong, các em có thể đi làm ngay (NCEE, 2006).

    Cái lợi của hệ thống này đã quá rõ ràng, vì sau 10 năm học tập bắt buộc, đến năm 15 tuổi, mỗi học sinh có ba lựa chọn. Những ai không muốn học nữa và muốn làm việc càng sớm càng tốt thì có thể vào trường dạy nghề rồi đi làm trong độ tuổi 17, 18 tuổi. Những ai chưa biết trong tương lai mình có muốn vào Đại học hay không có thể học một chuyên ngành ở trường kỹ thuật/chuyên nghiệp, sau đó nộp đơn vào Đại học. Nhóm thứ ba theo học trường gymnasium sẽ học để chuẩn bị cho trường Đại học hoặc cao đẳng. Thời gian học trong trường này là bốn năm.

    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu người ta được trao cho quá nhiều lựa chọn họ sẽ bị rối – không thể đưa ra quyết định (Krockow, 2018). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và quan sát của tôi thì ba lựa chọn này là con số tối ưu. Học sinh có đủ chứ không quá nhiều lựa chọn đến mức choáng ngợp. Hơn nữa, ba lựa chọn này lại hoàn toàn khác nhau, bởi thế học sinh thường không gặp bối rối trong việc chọn hướng đi cho tương lai của mình.

    Hệ thống giáo dục như của Cộng hòa Séc, có thể cung cấp đa dạng nhiều loại hình lao động cho xã hội, nơi không phải nghề nào cũng cần giáo dục Đại học hoặc hoàn thành 12 năm phổ thông trước khi chuyên về một lĩnh vực nào đó.

    Tuy nhiên, Séc không phải là quốc gia duy nhất đưa các lựa chọn vào trong hệ thống giáo dục của mình. Pháp cũng có lối tiếp cận tương tự. Một trong những khác biệt chính là trường cấp Ba của Pháp được gọi là lycée, hay trường kỹ thuật/chuyên nghiệp được gọi là lycée professionnel, kéo dài chỉ ba năm (ONISEP – Trung tâm thông tin đào tạo và hướng nghiệp của Pháp, 2021).

    Nhìn vào những ví dụ các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc hoặc Việt Nam (cả hai nước tôi đều đã từng sống và làm việc), hệ thống này ở một mức nào đó tương tự với những hệ thống ở Liên minh châu Âu. Hết lớp chín, học sinh có thể hoặc tiếp tục học cấp Ba, hoặc đi học nghề (cả Trung Quốc và Việt Nam học sinh đều có thể chọn trường nghề sau khi học xong lớp năm) (Stephens, Warren và Harner, 2015). Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu học sinh muốn học trường kỹ thuật/chuyên nghiệp sau cấp Hai, thì các em vẫn phải hoàn thành lớp 12, tương tự như hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, trọng tâm ưu tiên là hầu hết mọi học sinh đều hoàn thành 12 năm phổ thông (Trines, 2017).

    Sau khi sống, quan sát và nói chuyện với các học sinh ở Việt Nam kể từ năm 2018, tôi nhận ra cũng vì áp lực xã hội, hầu hết cha mẹ và học sinh đều xem việc học hết lớp 12 là một việc phải làm. Chỉ học hết lớp chín được xem là một thất bại và gần như không được xã hội chấp nhận, cho dù người đó có muốn làm những công việc không đòi hỏi bằng Đại học hoặc bằng tốt nghiệp cấp Ba. Quan điểm này có thể thay đổi khi cha mẹ nhận ra rằng con cái họ không giỏi trong một việc. Nhưng nếu học sinh được cha mẹ hỗ trợ, nếu con được bồi dưỡng thế mạnh và sở thích của mình thì con sẽ phát triển, phát huy được tiềm năng nhanh hơn là đợi đến lúc học xong cấp Ba hoặc có một tấm bằng Đại học.


    LỘ TRÌNH LÝ TƯỞNG

    Tôi sẽ nói đến lộ trình bắt đầu từ lúc lên ba cho đến năm 15 tuổi.

    Trước năm lớp sáu, giáo viên và các nhà quản lý tập hợp thông tin về sở thích và thế mạnh tiềm năng của học sinh vào một hồ sơ, để sau này cung cấp cho những “nhà tư vấn” ở cấp Hai và người hướng dẫn thực tập của các em. Đây là khi công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Công nghệ có thể hỗ trợ cha mẹ và những người làm giáo dục hiểu cách thức học tập của học sinh. Công nghệ có thể theo dõi mức độ tham gia của trẻ trong các hoạt động khác nhau. Nó có thể đo tốc độ hoặc tỷ lệ trả lời đúng của học sinh. Từ những số liệu này, chúng ta có thể nhận thấy năng lực của học sinh qua bài tập đó. Nếu chúng ta có thể quan sát sự phát triển của trẻ như thế từ lúc ba tuổi đến tận năm 11 tuổi, thì đó có thể là chín năm với đầy đủ số liệu thống kê. Sau đó, chúng ta có thể đưa ra những kết luận sáng suốt, và rồi thiết kế trải nghiệm học tập cho phù hợp với thiên hướng của trẻ.

    Trường Trung học Cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và giúp học sinh tìm ra lĩnh vực mình muốn trở nên xuất sắc trong tương lai. Học sinh cấp Hai nên được đi thực tập ngay trong các công ty và cơ quan, bắt chước và học hỏi trong đời sống thực từ những người làm chuyên môn, những người sẽ hướng dẫn cho các em. Chương trình học cấp Hai nên dành thời gian để các em nghiên cứu, tự học và thực hiện những dự án theo sở thích của mình.

    Tôi tin rằng với trải nghiệm học tập lý tưởng, bất cứ ai học xong lớp chín đều đã xác định rõ lĩnh vực yêu thích của mình, thế mạnh của mình và có một hồ sơ năng lực trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Tức là đến năm 15 tuổi, học sinh đã có thể đưa ra một hồ sơ những sản phẩm mình tạo ra trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

     

    TỔNG KẾT CHƯƠNG

    Giáo dục là đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người trong cuộc sống, và đó là lý do tại sao chúng ta cần thiết kế những “trải nghiệm học tập lý tưởng” phù hợp với những phong cách học tập khác nhau của học sinh. Từ hệ thống giáo dục của Cộng hòa Séc và những nước khác được đề cập tới ở chương này, bài học rút ra ở đây là hãy trao cho học sinh quyền lựa chọn.

    Để giúp mỗi học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình, chúng ta cần giải quyết sáu vấn đề của hệ thống giáo dục hiện tại, như đã được trường NEXT chỉ ra. Cả ngày làm theo chỉ dạy, học thuộc kiến thức hoặc nghe giảng – tất cả những điều này khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và chán học. Thay vào đó, chúng ta cần để các em hợp tác với nhau, tự tìm kiếm dữ kiện và trình bày hiểu biết của các em.

    Hãy giúp học sinh có được niềm vui học tập.

    DAVID PHAM

     

    CÁC CHƯƠNG ĐÃ CHIA SẺ

    Chương 1: Hãy Để Con Làm xem tại đây

    Chương 2: Cùng Nhau Tiến Bộ xem tại đây 

    Chương 3: Giảng Dạy Những Kỹ Năng Thiết Yếu xem tại đây 

    Chương 4: Đánh Thức Sự Hiếu Kỳ Và Lòng Khát Khao xem tại đây

    Chương 5: Giáo Dục Kỹ Năng Bán Hàng Và Tài Chính xem tại đây


    Tin mới nhất

    Nov 03,2024
    Trung tâm tiếng Anh Apollo English Gò Vấp nằm tại địa chỉ 1230 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, gần với nút giao Phạm Văn Chiêu - Phan Huy Ích.
    Oct 03,2024
    Trung tâm tiếng Anh Apollo English quận 7 chi nhánh Phú Mỹ Hưng, Him Lam. Trung tâm có 45 lớp học với 10 phòng học dành cho các bé ở lứa tuổi mẫu giáo.
    Oct 03,2024
    Apollo English Lê Văn Việt nằm tại số 280 Lê Văn Việt, khu phố 4, Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức. Trung tâm có tổng cộng 3 lầu và 44 phòng học.
    Oct 03,2024
    Trung tâm tiếng Anh Apollo English Bình Dương, trung tâm tiếng Anh Apollo English Bình Dương 3 nằm tại thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương.
    Oct 03,2024
    Trung tâm tiếng Anh Apollo English Bình Thạnh nằm tại địa chỉ 282 Lê Quang Định, Phường 11, Quận Bình Thạnh. Trung tâm có đội ngũ 100% giáo viên nước ngoài, đạt chuẩn quốc tế.

    Quan Tâm Nhất

    Jul 28,2024
    Có những người hay có câu cửa miệng rằng: “Tiếng Việt nói còn chưa sõi thì học gì tiếng Anh”. Vốn là bởi họ cũng… sợ tiếng Anh. Chứ với những người thành thạo tiếng Anh thì họ còn tiếc là học tiếng Anh hơi muộn…
    Aug 03,2023
    Học tiếng Anh cho bé 5 tuổi với 5 cách phù hợp tâm lý, sở thích và tiềm năng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, phát âm hiệu quả
    May 25,2023
    Bài viết tổng hợp các từ vựng tiếng Anh dành cho bé theo chủ đề thông dụng, giúp bé liên kết mối quan hệ giữa các từ vựng để học hiệu quả hơn.
    Mar 15,2023
    Lựa chọn khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé theo 3 bí quyết sau sẽ giúp con tiếp thu tốt, duy trì hứng thú học tập và trở nên tự tin, lưu loát khi sử dụng tiếng Anh
    Mar 14,2023
    Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? NÊN! Vì con có nhiều thời gian để học, phát âm chuẩn xác như người bản xứ, tự tin giao tiếp, cơ hội nghề nghiệp
    Mar 08,2023
    Bài viết giới thiệu 100 mẫu câu học tiếng Anh giao tiếp cho bé cơ bản, giúp bé đầu đời có thể nghe, nói, phát âm tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

    Tin liên quan

    Bài tập từ vựng tiếng Anh lớp 1 với những hình ảnh sinh động sẽ giúp bé dễ dàng ôn tập và ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả
    Tại Apollo English, chúng tôi luôn tin rằng mỗi học viên xứng đáng được trang bị những hành trang tốt nhất để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai
    “Kỳ lạ thật, con mình mới hôm kia thôi còn đòi mua cuốn sách này bằng được, nói là con thích lắm, mẹ mua cho con đi