“Con tôi ngại tới trường” – một câu trần thuật phổ biến nhưng lại rất khác thường. Một câu chuyện tưởng “vô thưởng vô phạt vì đứa nào chả thế” nhưng thực tế lại có rất nhiều nguyên nhân.
Sáng nào đưa con đi học tôi cũng vất vả vô cùng!
Ngày nay, cuộc cách mạng kinh tế đem đến cuộc sống no đủ hơn, nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng “mình đã khổ rồi thì con mình phải sướng hơn”. Dẫn đến tình trạng bao bọc và ôm ấp trẻ. Vòng tròn quẩn quanh tạo nên không ít những đứa trẻ quá nhút nhát hoặc quá hiếu động. Vô hình chung, thế giới xung quanh trẻ lúc đó chỉ có gia đình. Chỉ có gia đình mới là nơi an toàn với những đứa trẻ nhút nhát. Chỉ có gia đình mới chấp nhận mọi yêu cầu của những đứa trẻ hiếu động. Ở tuổi còn nhỏ, trường học mới lạ như thế, đòi hỏi một đứa trẻ nhút nhát/ hiếu động phải thích nghi làm sao? Và như thế, “con tôi ngại tới trường” trở thành mệnh đề quen thuộc với nhiều ông bố bà mẹ.
Nếu phụ huynh có sự chuẩn bị tốt hơn tâm lý cho con,
các bé sẽ xem việc đến trường nhẹ nhàng hơn
Vậy chẳng nhẽ “tôi bó tay”?
Vấn đề ở đâu thì giải quyết ở đó. Bạn muốn con mình trở thành người thế nào, thì bạn phải đối xử với chúng theo cách ấy. Bạn muốn tạo ra một đứa trẻ độc lập, chủ động, bạn không thể suốt ngày ôm ấp bao bọc. Bạn muốn trẻ hoà đồng ở trường lớp, không phá phách nghịch ngợm, không hiếu động đòi hỏi quá , thì chúng phải hiểu được rằng “không phải cái gì cũng cứ muốn là được”.
Thay vì chiều chuộng bế ẵm quá mức cần thiết. Bố mẹ hãy cùng con tạo ra không gian hoạt động rộng mở. Cùng nhau làm việc nhà, cùng con tạo ra những việc mang tính khích lệ, động viên trong gia đình (VD như: một việc làm tốt được thưởng 10 điểm, khi con được 100 điểm sẽ tặng con 1 món quà nhỏ) là một ý tưởng tốt cho những bé có cá tính mạnh, hiếu động.
“Con tôi cực thích tới trường” là đích đến cuối cùng của bất cứ nền giáo dục nào
Ngược lại, với trẻ nhút nhát, bố mẹ nên cho con đi ra ngoài nhiều hơn, những chuyến dã ngoại với gia đình, họ hàng sẽ khiến trẻ dạn dĩ hơn. Việc hòa đồng với môi trường mới cũng sẽ dễ dàng hơn. Dần dần trẻ sẽ quen hơn với việc tiếp xúc với bạn bè mới, con người mới, thầy cô mới, việc đến trường lúc này thậm chí sẽ trở thành niềm vui.
Những chuyến dã ngoại sẽ khiến trẻ dạn dĩ và hòa đồng với môi trường mới dễ dàng hơn.
Một nghiên cứu từ Mỹ cho thấy, việc thay đổi thói quen vốn có ở mỗi gia đình (thay đổi theo hướng tích cực) sẽ khiến cho ít nhất 60% trẻ (trong độ tuổi mẫu giáo) thay đổi theo.
Mọi vấn đề đều có thể xử lý từ gốc rễ. Nói ra thì đơn giản, vài câu là xong chuyện nhưng để thực hiện được thì là cả một hành trình khó khăn. Đòi hỏi bố mẹ phải cực kỳ kiên nhẫn.. Hiện nay, cộng hưởng với bố mẹ còn có nhiều khoá học phát triển sự tự tin, nâng cao kỹ năng mềm, đổi mới tư duy cho trẻ từ khi còn nhỏ. Được làm quen với những môi trường “ngoài gia đình” từ sớm, cộng với nền giáo dục có định hướng của gia đình thì chắc chắn câu chuyện “sợ tới trường” sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Được làm quen với những môi trường “ngoài gia đình” từ sớm,
chắc chắn câu chuyện “sợ tới trường” sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại
Kết
Những ngày vừa qua, người ta ồn ào với câu chuyện học đánh vần sao cho đúng, nhưng bên cạnh đó cũng không quên một triết lý vô cùng đúng đắn của chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại (cha đẻ của phương pháp đánh vần mới) : “Mục đích cuối cùng của tôi là giúp học sinh thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc”. Và có lẽ, dù nền giáo dục đi đến chân trời nào mới thì kết quả cuối cùng cũng chỉ mong nhận được phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh “Con tôi cực thích tới trường”.
>> Đọc thêm: Bật mí 5 cách dạy con thông minh cho các ông bố bà mẹ
3 hội thảo giáo dục tại Apollo English mà ba mẹ không thể bỏ qua trong tháng này!