Có nhiều lý do dẫn đến việc dạy tiếng Anh dành cho trẻ em mãi không đạt kết quả tốt như mong đợi. Một trong số đó nằm ở phương pháp giảng dạy cũ kỹ và có nhiều mặt hạn chế, khiến con không thể phát huy toàn bộ tiềm năng học tập lẫn tiếp thu một cách trọn vẹn.
Do đó, việc dạy tiếng Anh cho bé có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi chúng ta muốn bé tiếp thu kiến thức mới nhanh chóng mà không bị nhàm chán. Để làm được điều này, một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là điều không thể thiếu.
Phương pháp học tiếng Anh theo cách cũ truyền thống
Thế nào là học tiếng Anh theo cách truyền thống?
Phương pháp học tiếng Anh dành cho trẻ em theo cách truyền thống về bản chất là các con đang học về kiến thức ngôn ngữ, cách viết câu theo cấu trúc ngữ pháp đã học, viết đúng chính tả từ vựng, đọc đoạn văn có sẵn, dịch câu tiếng Anh sang tiếng Việt.
Như vậy, phương pháp học tiếng Anh truyền thống chuẩn bị cho người học kỹ năng Đọc - Viết thay vì dạy cách nắm bắt ngôn ngữ để có thể sử dụng vào các tình huống giao tiếp trong đời sống.
Phương pháp học tiếng Anh truyền thống chú trọng vào khả năng đọc và viết
Với cách học này, các con chỉ đang học và ghi nhớ một cách máy móc từ vựng, cấu trúc câu, ngữ pháp mà không hề có điều kiện để rèn luyện phát âm, ngữ điệu cũng như ứng dụng tiếng Anh vào thực tế giao tiếp.
Thực trạng về phương pháp học truyền thống
Mặc dù tiếng Anh dành cho trẻ em đã được đưa vào chương trình dạy học các cấp tại Việt Nam từ nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, nội dung học tập môn tiếng Anh trên trường vẫn chỉ chú trọng vào kỹ năng Đọc và Viết hơn hai kỹ năng giao tiếp quan trọng khác trong tiếng Anh đó là Nghe và Nói.
Khi học tiếng Anh theo giáo trình này, con được dạy nhiều từ vựng, cấu trúc câu và quy tắc ngữ pháp. Điều này khiến con trở nên thụ động, chỉ tiếp thu một chiều những gì được giáo viên giảng dạy.
Thầy cô sẽ nói nhiều hơn và con có nhiệm vụ ghi chép lại thông tin bài học vào trong vở để học thuộc lòng. Chẳng hạn như với cách học tiếng Anh cũ, các con chép hàng loạt từ vựng đơn lẻ theo cấu trúc: Từ vựng: (từ loại) Nghĩa tiếng Việt:
- Apple: (n) quả táo;
- Table: (n) cái bàn;
- Tall: (a) cao;
- Short: (a) thấp;
Điều này trở thành một hạn chế lớn khi con nói và viết một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, vốn chứa đựng rất nhiều thông tin cùng sự trau chuốt chứ không chỉ đơn giản là nhiều từ vựng ghép lại.
Ngoài việc thiếu sự tương tác giữa thầy và trò trong việc học tiếng Anh, số lượng học sinh mỗi lớp khá đông cộng với thời gian học bị giới hạn khiến các thầy cô giáo không thể nào theo sát và thực hành ngoại ngữ cùng các con.
Hệ quả của lối dạy tiếng Anh dành cho trẻ em theo kiểu truyền thống này chính là dù đạt điểm cao trong các kỳ thi nhưng lại bối rối và mắc lỗi mỗi khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người ngoại quốc. Việc thiếu hụt kỹ năng cũng sẽ khiến bé mất đi sự tự tin và cảm thấy rụt rè mỗi khi nói chuyện bằng tiếng Anh với thầy cô, bạn bè.
Tiếp thu thụ động còn khiến những kỹ năng, kiến thức của con bị giới hạn bởi những kỹ năng, kiến thức của người truyền đạt mà không thể mở rộng và trau dồi sâu hơn.
Tại sao bé chưa thể học tiếng Anh tốt như bố mẹ mong đợi
Học thụ động chạy theo điểm số
Nguyên nhân đầu tiên khiến việc học tiếng Anh của bé không hiệu quả như bố mẹ đã mong đợi đó là cách học thụ động và chỉ quan tâm tới điểm số. Việc con thụ động tiếp thu tiếng Anh có thể xuất phát từ hai phía: cách truyền tải của thầy cô và cách học tập của con.
Một mô típ dễ thấy của việc dạy và học tiếng Anh đó là thầy cô dạy những thứ mình biết, đặc biệt là chỉ dạy từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu,...Con chỉ cần học thuộc, ghi nhớ rồi làm theo những yêu cầu, bài tập đã được giao như trả lời câu hỏi, viết lại câu theo cấu trúc,...
Đây đều là những bài tập không đòi hỏi cao sự sáng tạo trong học tập. Thầy cô sẽ kiểm tra các con có học thuộc những gì đã được dạy hay chưa và đánh giá năng lực ngoại ngữ của con dựa trên điểm số đạt được qua bài kiểm tra cuối kỳ.
Không những thế, học tiếng Anh thụ động còn biểu hiện ở việc bé chỉ học những gì được dạy mà không tự tìm tòi, khám phá kiến thức ngôn ngữ từ các nguồn như sách, báo, video,...cũng như chủ động rèn luyện kỹ năng tiếng Anh ngoài các giờ học trên trường lớp.
Điều này khiến các em học theo kiểu bị áp đặt và không có nhiều cơ hội thực hành để ghi nhớ cũng như vận dụng tốt tiếng Anh vào thực tế. Con cũng không thể phát huy toàn bộ tiềm năng học ngôn ngữ của mình. Kết quả là các em giao tiếp tiếng Anh một cách vụng về, thiếu tự tin.
Ngoài ra, với cách dạy và học thụ động như thế, con bị bó buộc và giảm động lực học tập. Đây chính là “kẻ thù” ngăn bước con tiếp tục tiến bước trên con đường đến với tri thức.
Con chưa có môi trường rèn luyện phù hợp
Môi trường là yếu tố quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và học học tiếng Anh cho trẻ em nói riêng. Một môi trường lý tưởng cho con rèn luyện tiếng Anh phải là nơi tạo cho bé sự tự tin và sẵn sàng thực hành mà không hề sợ sai.
Khi đó, bé mang một tâm thế thoải mái và tự do học tiếng Anh, chính điều đó thúc đẩy con vận dụng tối đa năng lực ngoại ngữ của mình. Không những thế, một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh sẽ cho con nhiều cơ hội rèn luyện Anh ngữ một cách thường xuyên cũng như được tham gia vào các tình huống giao tiếp ứng xử thực tế.
Môi trường học tập ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé
Nhờ vậy, các kỹ năng tiếng Anh trở nên được thuần thục hơn nhờ việc sử dụng đều đặn, lặp lại và trở thành một thói quen hằng ngày.
Tại Việt Nam, phương pháp dạy học truyền thống vẫn chưa thể cung cấp cho các em môi trường toàn diện để các em luyện tập và thành thạo tiếng Anh.
Điều này thể hiện ở việc, tiếng Anh chỉ được xem như một môn học trên trường và thời gian các em tiếp xúc với tiếng Anh chỉ khoảng 45 phút cho 2 - 3 buổi một tuần.
Hơn nữa, thầy cô người Việt sẽ trực tiếp dạy tiếng Anh cho các em. Dẫn đến một bất cập đó là đôi khi, thời gian và môi trường ngôn ngữ xung quanh không đảm bảo cho các em có thể học đúng, đủ ngay từ ban đầu.
Cộng với đó là phương pháp dạy và học thụ động càng làm cho bé không những không thể thành thạo tiếng Anh mà dần dà còn khiến các em mất dần hứng thú đối với việc học.
Đừng nghĩ việc học tiếng Anh chỉ đơn giản là có thêm 1 ngôn ngữ quốc tế
Một số quan điểm cũ cho rằng học tiếng Anh chỉ đơn thuần là biết thêm một ngoại ngữ và để sử dụng trong một vài tình huống cụ thể như khi giao tiếp với người nước ngoài, tiếp xúc với các văn bản tiếng Anh.
Cũng vì vậy nên hình thành một số mục đích học thêm một ngoại ngữ quốc tế để nhận được các chứng chỉ phục vụ hoàn tất chương trình học, hoặc để đi du học, định cư ở nước ngoài.
Vì lý do đó, các chương trình học tiếng Anh truyền thống đặt nặng vấn đề ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu ngoại ngữ và làm quen với các bộ đề thi chứ không tập trung vào việc phát âm chuẩn hay khả năng nắm bắt và dùng từ chính xác trong tình huống giao tiếp thực tế. Kết quả là dù con có thể đọc hiểu và viết tốt tiếng Anh nhưng kỹ năng Nghe và Nói rất hạn chế.
Thực tế cho thấy, tiếng Anh không còn đơn thuần chỉ là một môn học ngôn ngữ, nhu cầu xã hội hiện đại khiến việc học tiếng Anh trở nên quan trọng hơn trước đây.
Thông qua tiếng Anh, trẻ có thể hình thành bộ kỹ năng và tư duy cần thiết để trở thành những công dân thành công trong tương lai. Một chương trình học ngoại ngữ tốt phải có khả năng truyền cảm hứng, đồng thời giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu học tập. Một đứa trẻ ham học hỏi và biết cách tìm tòi sẽ luôn là một đứa trẻ thành công bất chấp mọi thử thách!
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả theo cách mới
Tại sao nên sử dụng phương pháp học tiếng Anh kiểu mới cho bé?
Do đó, đã đến lúc bố mẹ cần tìm một phương pháp mới để việc học tiếng Anh dành cho trẻ em trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, trước đó bố mẹ cũng nên hiểu rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có năng lực, đặc điểm tâm lý, tính cách và sở thích khác nhau.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho trẻ em theo cách mới phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi của con. Khi hiểu được trẻ, bố mẹ và thầy cô có thể khắc phục những thiếu sót cũng như phát huy trọn vẹn tiềm năng học ngoại ngữ của con bằng cách cung cấp chương trình lẫn phương pháp học phù hợp.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh kiểu mới giúp bé phát triển toàn diện
Chẳng hạn, các em dưới 6 tuổi vẫn yêu thích các hoạt động vui chơi sôi nổi. Do đó, việc dạy học tiếng Anh dành cho trẻ em ở độ tuổi này thường kết hợp với các hoạt động vui chơi sáng tạo như lắp ráp mô hình, làm đồ thủ công, đóng kịch hoặc cho các em tham gia vào các trò chơi đội nhóm.
Ngoài ra, các em còn rất tò mò về thế giới xung quanh, mong muốn được khám phá mọi điều đang diễn ra xung quanh mình. Đó là lý do bố mẹ sẽ thấy bé thường xuyên hỏi câu hỏi tại sao.
Đến độ tuổi từ 6 đến 11, trẻ lên tiểu học, giai đoạn này con vẫn còn muốn chơi nhưng đã bắt đầu có sự tập trung vào bài học khi có sự hướng dẫn từ thầy cô và bố mẹ. Sự khác nhau đó đòi hỏi phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho trẻ em phải được đổi mới và có hình thức truyền tải bài học phù hợp với từng độ tuổi.
Một số phương pháp học tiếng Anh hiện đại, hiệu quả dành cho bé
Theo Giáo sư Tiến sĩ Arnold Lucius Gesell – Bác sĩ khoa y, Nhà tâm lý học người Mỹ “Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì về sau, trí não, tính cách và tâm hồn con người vĩnh viễn không bao giờ có được cơ hội tốt như thế để xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần”.
Chính vì vậy, điều quan trọng ở giai đoạn này là chúng ta cần tìm ra được phương pháp học tập hiện đại, phù hợp với tính cách và khả năng của bé. Đây chính là “bước đệm” vững chắc cho bé phát huy hết năng lực học tập của mình trong tương lai.
Xem thêm: CÓ NÊN CHO BÉ HỌC TIẾNG ANH SỚM HAY KHÔNG?
Biến bài học thành những bài hát
Khi bắt đầu học tiếng Anh, hãy để bé làm quen với những vần, từ ngữ đơn giản trước. Bố mẹ, giáo viên có thể linh hoạt, biến hóa các từ vựng này thành những lời hát có tiết tấu vui nhộn, dễ nhớ và gần gũi với cuộc sống của bé.
Sau đó, hãy liên tục hát đi hát lại những lời này để tăng khả năng ghi nhớ từ vựng của bé. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu bé có thể cùng tham gia và lặp lại những lời bài hát này. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc tạo nên các bài hát, bố mẹ cũng có thể sử dụng những bài hát có sẵn như: The Alphabet Song, Bingo, Humpty Dumpty…
Hạn chế tối đa việc sử dụng giáo trình cứng nhắc
Nếu bạn là bé, liệu bạn có cảm thấy thích thú nếu ngày nào cũng phải học theo các lý thuyết khô khan hay không? Tất nhiên câu trả lời là không rồi. Đặc biệt là vào độ tuổi nhỏ, bé thường thích các trò chơi vận động hơn là phải ngồi im trên lớp.
Những lý thuyết trong giáo trình đôi khi sẽ tạo nên cảm giác chán nản và nặng nề trong việc học tiếng Anh của bé. Tuy nhiên, nếu bé được vừa học vừa chơi thì quá trình tiếp thu kiến thức sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng 100% giáo trình vào trình các giờ học tiếng Anh của bé. Thay vào đó, có thể đưa các trò chơi, vận động chẳng hạn như nêu tên các đồ vật bằng tiếng Anh để bé tìm chúng, yêu cầu bé vẽ lại hình dáng của các đồ vật có tên bằng tiếng Anh mà mình đọc…
Tạo cơ hội cho bé “bắt chước”
Ở độ tuổi chập chững, bé thích làm theo các hành động của người lớn hay những từ ngữ mà mình thấy thú vị. Bố mẹ có thể mở các bài hát thiếu nhi hay các nhân vật hoạt hình vui nhộn, đáng yêu đang nói chuyện bằng tiếng Anh để bé xem.
Khi bé cảm thấy thích thú, bé sẽ có xu hướng hóa thân vào các nhân vật này để lặp lại các câu hát, lời nói đó trong vô thức. Từ đó, kỹ năng nói và nghe tiếng Anh của bé sẽ được phát triển tự nhiên nhất.
Xây dựng thời gian học phù hợp với lứa tuổi của bé
Phương pháp áp dụng 45 phút cho mỗi tiết học dường như không có hiệu quả đối với các bé nhỏ tuổi. Đôi khi, thời gian học quá dài lại mang lại các phản ứng trái ngược, chống đối ở phía bé.
Thay vào đó, 15 phút được xem là thời gian hoàn hảo, vừa đủ để bé tiếp thu tốt các kiến thức. Tất nhiên, bố mẹ có thể tăng thời gian này khi bé đã lớn và có khả năng tập trung cao hơn.
Ươm mầm tình yêu học tập tiếng Anh cho bé tại Apollo English
Tại Apollo English, chúng tôi nghiên cứu và xây dựng chương trình học phù hợp tâm lý lứa tuổi của con. Mỗi khóa học đều phân theo độ tuổi và tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao để bé dễ dàng tiếp thu kiến thức theo đúng năng lực.
Lớp học được thiết kế khéo léo và hài hòa giữa hoạt động học tập và vui chơi, lớp học giờ đây chính là một sân chơi vui nhộn thu hút sự chú ý và tham gia của các em. Thông qua các hoạt động vui chơi, thầy cô tại Apollo English sẽ đưa ra sự hướng dẫn để các em làm quen với những kiến thức mới cũng như luyện tập cách sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.
Nói cách khác, một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả phải tạo được niềm cảm hứng cho các con. Mục tiêu phải là khơi dậy trí tưởng tượng của mỗi học viên nhí, tìm ra điều con mong muốn, yêu thích và thực sự say mê để bé cảm thấy cần phải học hỏi nhiều hơn.
Khi đó, việc dạy ngoại ngữ cho con trở nên dễ dàng vì con tự có được định hướng học tập của riêng mình. Giáo viên trở thành người khơi gợi và kích thích giúp các học viên nhí tự mình tìm kiếm câu trả lời. Thầy cô cần biết cách khuyến khích các cuộc thảo luận trong lớp học.
Việc cho con cơ hội thảo luận về các chủ đề với bạn bè của mình sẽ giúp con không chỉ mở rộng tầm mắt về tri thức mà còn giúp con dần cởi mở, dạn dĩ đón nhận và giao tiếp với thế giới xung quanh. Điều này có thể khơi gợi niềm cảm hứng cho bé tiếp tục thử những điều mới lạ, đồng thời nâng cao nhận thức về bản thân.
Thật khó để cảm thấy có cảm hứng nếu các lớp học tiếng Anh dành cho trẻ em quá đơn điệu và con bị buộc phải học chứ không học vì đó là điều mà con thực sự muốn. Được tham gia vào việc học tập và rèn luyện tiếng Anh theo cách mà mình muốn sẽ tạo cho con nguồn động lực nội tại để đạt được những kỹ năng hoặc kiến thức mới dựa trên những khả năng sẵn có.
Xem thêm: Làm sao để con thích học tiếng anh
Apollo English - Nâng đôi cánh giúp bé trở nên thành thạo và tự tin khi giao tiếp tiếng Anh
Kể từ khi thành lập vào năm 1995, Apollo English đã giúp hàng triệu trẻ em Việt Nam sử dụng tiếng Anh lưu loát và tự tin, làm chủ bộ kỹ năng thế kỷ 21 để sẵn sàng đón nhận nhiều cơ hội lớn trên con đường sự nghiệp sau này.
Apollo English luôn áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với các bé
Apollo English không ngừng nghiên cứu và cải tiến chất lượng để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của xu thế giáo dục thế giới. Một trong số đó chính là ứng dụng công nghệ thành công vào các lớp học. Kết quả là, những buổi học trực tiếp giữa thầy và trò càng trở nên thú vị khi có sự hỗ trợ của công nghệ.
Kế thừa những giá trị và thành tựu đã đạt được, Apollo English tiếp tục trở thành thương hiệu hàng đầu giúp các thế hệ tiếp theo trở nên tự tin, lưu loát với bộ kỹ năng Anh ngữ cũng như làm chủ nhóm kỹ năng tương lai.
Đội ngũ giáo viên tại Apollo English có bằng cấp chuyên môn cao. Thầy cô vừa đáp ứng được về trình độ lẫn thái độ mà còn phải vượt qua những khóa huấn luyện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Apollo English. Trung tâm cam kết luôn đồng hành cùng bố mẹ để tạo nên nền tảng vững vàng cho con tự tin bước vào một thế giới không ngừng biến đổi.
Xem thêm: Những lý do tuyệt vời khi chọn trung tâm tiếng anh Apollo