Hầu hết chúng ta, bằng một cách nào đó, đều được lớn lên từ những câu chuyện của bà, của mẹ. Mỗi câu chuyện luôn ẩn chứa những bài học, dạy những điều ý nghĩa trong cuộc sống và giúp chúng ta trở thành những người trưởng thành. Với áp lực cuộc sống ngày nay, rất ít cha mẹ lại dành thời gian đọc truyện cho con. “Nghiện công nghệ” cũng là một nguyên do khiến cha mẹ và trẻ ngày càng xa cách.
Trang Times chuyên mục Parenting Tips đưa ra 6 lợi ích của việc kể chuyện trẻ nhận được khi phụ huynh duy trì được thói quen này.
1. Kể chuyện làm gia tăng vốn từ của trẻ:
Những mẩu truyện với nhiều chủ đề khác nhau sẽ cung cấp cho trẻ một lượng từ vựng đa dạng phong phú từ chủ đề thân thuộc như gia đình, bạn bè…những truyện thơ, ngụ ngôn, cổ tích.. đến chủ đề xã hội như công nghệ, phương tiện giao thông, trái đất và bầu trời…. Là trẻ em, dù là trai hay gái đều thích nghe kể chuyện. Khi lắng nghe ba mẹ kể chuyện, trẻ thường tò mò về các từ mà mình chưa hiểu. Điều này có nghĩa rằng trẻ đang chủ động học thêm được những từ mới. Từ vựng cũng trở nên dễ hiểu hơn khi được gắn vào các tình huống truyện. Một khi trẻ đã hiểu, trẻ sẽ ghi nhớ từ lâu hơn.
2. Kể chuyện giúp tăng cường khả năng lắng nghe của trẻ:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi thơ là quãng thời gian trẻ học phần lớn ngôn ngữ mà trẻ sử dụng sau này. Kể chuyện nên là một phần quan trọng trong thời gian biểu của bố mẹ với trẻ. Thông thường, trẻ con có xu hướng nói nhiều hơn lắng nghe. Nếu trẻ có thói quen nghe bố mẹ kể chuyện, trẻ sẽ có xu hướng biết lắng nghe và hiểu bài tốt hơn khi chúng đi học. Bên cạnh, kĩ năng lắng nghe đồng thời sẽ phát triển khả năng tập trung vốn là nền tảng cho việc đạt kết quả học tốt sau này của trẻ.
3. Kể chuyện khuyến khích khả năng tưởng tượng và sáng tạo:
Deepa K, một chuyên gia giáo dục từng nhận định: “Kể chuyện là một hoạt động mang tính tương tác nhưng thông qua các thiết bị công nghệ, kể chuyện trở thành lối truyền tải 1 chiều. Người nghe bị áp đặt một lối suy nghĩ. Chính vì vậy não bộ trở nên thụ động vì trẻ không phải vận dụng trí tưởng tượng hay khả năng tư duy. Thay vào đó trẻ sẽ chỉ chú ý đến các nội dung được câu chuyện truyền tải”.
Deepa cũng chỉ ra rằng nhiều phụ huynh cho trẻ nghe chuyện từ Internet vì nó tiện lợi mà quên mất rằng kể chuyện còn là sự tương tác giữa người với người và kể chuyện còn là việc vận dụng trí tưởng tượng để hình ảnh hóa câu chuyện. Khi nghe kể chuyện, trẻ được phát triển trí tưởng tượng về các nhân vật, địa điểm trong một câu chuyện. Suy nghĩ tự do cũng giúp trẻ sáng tạo hơn, không theo khuôn mẫu.
4. Kể chuyện là mối liên kết vô hình với nguồn cội văn hóa:
Những câu chuyện về tuổi thơ giúp trẻ gần gũi hơn với truyền thống, văn hóa dân tộc. Trẻ có thể so sánh với hiện tại để biết sự khác nhau.
Một phụ huynh từng chia sẻ: “Thông qua các câu chuyện cổ, các con tôi không chỉ hiểu rằng chúng đang may mắn được thừa hưởng một nền văn hóa có bề dày. Các câu chuyện còn giúp con tôi thêm yêu thích môn lịch sử.”.
5. Kể chuyện là hoạt động thú vị để học tập:
Kể chuyện mang tính tương tác rất cao. Khi nghe kể chuyện, trẻ có thể đặt câu hỏi và buộc phải tư duy trong quá trình đặt câu hỏi. Trẻ cũng sẽ cải thiện được khả năng hình ảnh hóa và trí tưởng tượng khi liên kết các kiến thức sách vở với câu chuyện. Khả năng ghi nhớ của trẻ được cải thiện khi trẻ được yêu cầu ghi nhớ các tình tiết trong chuyện. Vì vậy, bố mẹ hãy tìm cách khơi gợi sự tò mò trong trẻ và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
Một phụ huynh cho biết: “Tôi thường hỏi con tôi về các tình tiết trong các câu chuyện mà tôi đã từng kể với cháu. Điều này giống như chúng tôi đang tham gia một trò chơi hơn là một bài kiểm tra”.
Một số chuyên gia cũng khuyến khích phụ huynh cho bé sử dụng các nhân vật trong truyện để tự “sáng tác” ra những câu chuyện mới. Cách làm này giúp trẻ cải thiện trí tưởng tượng và khiến trẻ hứng thú hơn với các câu chuyện được kể.
Nhiều trung tâm tiếng Anh có tiếng đã triển khai nhiều phương pháp vừa học vừa chơi khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên mà vẫn hứng thú, vui vẻ
6. Kể chuyện giúp phát triển cảm xúc ở trẻ:
Ngày nay dường như các phương tiện điện tử đang bủa vây khắp mọi nơi và làm chậm sự phát triển tinh thần của trẻ. Kể chuyện giúp trẻ tương tác và tham gia vào chính câu chuyện được kể tốt hơn khi chúng xem các chương trình truyền hình.
Học tiếng Anh bằng phương pháp Storytelling
Hiểu được vai trò của STORYTELLING với việc học ngôn ngữ, phương pháp “Learning English through Storytelling” (Học tiếng Anh thông qua kể chuyện) được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Không chỉ khơi dậy và nuôi dưỡng niềm say mê với môn tiếng Anh, STORYTELLING còn giúp trẻ ghi nhớ một cách tự nhiên không gò ép toàn bộ từ vựng và ngữ pháp trong câu chuyện.
Ở giai đoạn từ 3-6 tuổi, trẻ em bước vào quá trình quan sát và học tập không ngừng. Đây là giai đoạn lý tưởng để các con phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc đọc, tìm hiểu và ghi nhớ các câu truyện tiếng Anh.
Các bạn nhỏ tại Apollo English đều rất hào hứng và yêu thích hình thức học tập này qua các giờ học STORYTELLING trên lớp cùng 100% giáo viên nước ngoài. Bên cạnh đó, các bạn học viên còn được trau dồi kĩ năng đọc với bộ sách Graded Reader tại nhà được biên soạn bởi nhà xuất bản nổi tiếng thế giới National Geographic Learning.
Sách Graded Reader nằm trong bộ giáo trình độc quyền do Apollo English hợp tác cùng National Geographic Learning.
Nếu bố mẹ có con trong độ tuổi này, hãy tham khảo ngay lớp học Storytelling tại Apollo English bằng cách nhấn nút Đăng ký nhận tư vấn bên dưới.
Đăng Ký Ngay
Nguồn tham khảo: Benefits of Storytelling to Children
Xem thêm: