Ngày 13/5 vừa qua, một buổi đàm thoại chia sẻ về tư duy cảm xúc xã hội đã được tổ chức với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu như:
- Bà Katherine Stannett : diễn giả, tác giả sách danh tiếng, 20 năm kinh nghiệm về tâm lý trẻ em và giáo dục đến từ National Geographic Learning
- Bà Nguyễn Tú Anh: nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ tâm lý trẻ em, tác giả sách
- Ông Christian Gebrayel: Giám đốc học vụ cấp cao Apollo English
Nhận thức được vai trò quan trọng của tư duy cảm xúc xã hội và mối tương quan của việc thiếu sót đào tạo kỹ năng này với nhiều vấn đề thực trạng bức xúc của xã hội như trẻ bị tự kỷ, kém hợp tác, tâm lý bất thường hay tệ hơn nữa là những hành động nông nổi gây tổn thương tinh thần và cả thể xác cho chính mình và những người xung quanh. Buổi tọa đàm đã thu hút rất đông những bậc cha mẹ cùng nhiều câu hỏi thực tế:
Tư duy cảm xúc xã hội là gì?
Tư duy cảm xúc xã hội là một kỹ năng thể hiện thông qua quá trình phát triển sự nhận thức của bản thân, sự kiểm soát cảm xúc và kỹ năng tương tác cá nhân. Kỹ năng này trở nên ngày càng quan trọng ở môi trường học tập, làm việc và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong cuộc sống. Những người có kỹ năng tư duy cảm xúc xã hội tốt thường sẽ có những kết quả tốt hơn khi đối phó với những thử thách hàng ngày, và cùng với đó là những lợi ích trong việc học tập, nghề nghiệp và quan hệ xã hội.
Buổi tọa đàm quy tụ các chuyên gia hàng đầu về tư duy cảm xúc và giáo dục
Andrew Carnegie (1935-1919), người được xem là ông vua ngành thép trong thời kỳ công nghiệp hoá Hoa Kỳ, là người giàu thứ 3 thế giới trong lịch sử loài người nhờ kiếm được số tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp sản xuất thép đã tự viết cho chính mình trước khi qua đời: “Nằm yên nghỉ nơi đây là một con người biết cách quy tụ xung quanh mình những người thông minh hơn chính ông ta”, đó là một ví dụ của những lợi ích mà tư duy cảm xúc xã hội đã mang lại cho một cuộc đời thành công.
Tại sao trẻ cần tư duy cảm xúc xã hội?
Tư duy cảm xúc xã hội không phải là một kỹ năng được hình thành và ứng dụng ở giai đoạn trưởng thành. Đây là một kỹ năng cần được định hướng từ giai đoạn sớm và được rèn luyện, áp dụng và hoàn thiện hoá qua quá trình trưởng thành.
Ở những quốc gia đã phát triển, tư duy cảm xúc xã hội vốn là một phần của nội dung học chính thức, thậm chí rất nhiều trường đã đưa kỹ năng này thành một môn học bắt buộc, có nội dung đào tạo riêng theo từng cấp độ và có cả những kiểm tra đánh giá cuối kỳ. Ở Hà Lan, những trẻ em học cấp 3 sẽ phải hoàn tất những bài thi với những câu hỏi mà ngay cả người lớn chúng ta cũng thấy cực kỳ bối rối như:
- Nếu bạn phát hiện bạn học của mình gian lận trong thi cử, bạn cần làm gì? Tố giác với quản lý thi một cách kín đáo, nhắc nhở bạn, bỏ qua việc này, thông báo với phụ huynh….
- Nếu bạn thân của bạn có cơ thể phát mùi, bạn sẽ: góp ý cho người bạn đó, thông báo với bố mẹ của người bạn này, tặng người bạn một chai khử mùi nhân dịp sinh nhật…
Môn học này vốn khá nhằn nhưng được yêu thích bởi các bạn trẻ, bởi vì chúng giúp con giải quyết được rất nhiều tình huống trong cuộc sống, hơn nữa là giúp con hình thành kim chỉ nam trong việc phát triển cảm xúc và tư duy của chính mình.
Một đứa trẻ được định hướng tốt về kỹ năng này sẽ có khả năng cao hơn trở thành một người thành công trong công việc tương lai, ở môi trường mà việc phối hợp cùng những người xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của chính đứa trẻ đó. Một khi được định hướng tốt kỹ năng này, quá trình tự phân tích, tự học hỏi sẽ đem lại cho trẻ những bước tiến rất xa mà ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống con sẽ được hưởng lợi từ đó.
Những trải nghiệm cảm xúc khi còn nhỏ có tác động lâu dài trong cuộc đời một người
Việc kiểm soát cảm xúc còn có những vai trò quan trọng trong cuộc sống tinh thần của mỗi đứa trẻ, điều này thậm chí còn quan trọng hơn sự thành công trong sự nghiệp. Một khi con hiểu được chính mình, tôn trọng những giá trị cảm xúc bản thân và yêu quý những gì mình đã nỗ lực có được, con sẽ luôn có được tinh thần và suy nghĩ lạc quan và tìm được hạnh phúc đến từ những điều xung quanh cuộc sống của mình, cũng như tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.
Những định kiến sai lầm về cảm xúc của con mà bố mẹ hay mắc phải?
Bao bọc con vì con còn quá nhỏ
Sự thật là trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể “tự lập” ở độ tuổi đó. Trẻ từ 1 tuổi trở lên có mong muốn tự làm mọi thứ như tự mình mặc đồ, tự ăn, tự tắm… Thay vì ngăn cấm, bố mẹ có thể để con tự làm những việc đơn giản, không nguy hiểm. Bao bọc quá sẽ dẫn đến tình trạng con thiếu tự tin, nhút nhát, thiếu kỹ năng sống, ngại đối diện với khó khăn… Dạy con tự lập còn đồng nghĩa với việc bố mẹ đang trao con thông điệp rằng: con có thể! Cuộc sống còn rất nhiều điều thú vị đang chờ con khám phá!
Tính cách của con sẽ thay đổi khi con lớn lên
Tính cách của mỗi người theo thời gian cũng có thể thay đổi dưới nhiều tác động khác nhau đến từ gia đình, xã hội và chính sự trưởng thành của mỗi người. Tuy nhiên tính cách được định hình từ rất sớm khi con sinh ra và sống trong sự giáo dục của gia đình. Giúp con có hướng đi đúng thông qua khả năng tự phân tích và làm chủ cảm xúc góp phần quan trọng quyết định đến việc con sẽ trở thành người như thế nào sau này.
Trẻ con vô tư hồn nhiên, không nhất thiết phải kiềm chế cảm xúc
Những trải nghiệm cảm xúc từ khi sinh ra đến lúc 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Trong khi đó, trẻ nhỏ có rất nhiều cảm xúc nhưng lại chưa có đủ kỹ năng để hiểu và quản lý những cảm xúc này. Quan tâm đến việc giúp con nhận diện và quản lý cảm xúc còn là giúp con cải thiện khả năng giao tiếp, học tập cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Giúp trẻ hình thành tư duy cảm xúc như thế nào?
Tư duy cảm xúc không phải là một công thức, nó không có câu trả lời đúng sai chính xác trong mọi môi trường như một bài toán, nhưng nó lại luôn đưa ra đáp án phù hợp nhất cho hoàn cảnh mà thử thách đang xảy ra. Hãy thử trở lại câu hỏi về người bạn có mùi ở trên, câu trả lời không phải là một trong những gợi ý, câu trả lời được chấm đúng trong bài thi này lại là sự bỏ qua và giữ im lặng, vì việc có mùi thuộc về yếu tố riêng tư cá nhân của mỗi người và là điều không thể thay đổi, trẻ cần được giáo dục để tôn trọng và qua đó cũng nhận được sự tôn trọng bởi những người xung quanh cho chính những vấn đề riêng tư của mình. Con cần biết chấp nhận sự khác biệt của những cá nhân trong cộng đồng.
Việc giúp con định hình tư duy cảm xúc cần có sự phối hợp của cả xã hội, gia đình và nhà trường. Con cần được tạo điều kiện để tự đưa ra các giải pháp của mình trong nhiều tình huống khác nhau và được dẫn dắt để tự rút ra bài học đến từ quyết định cá nhân.
Vai trò của giáo dục trong việc giúp trẻ hình thành tư duy cảm xúc và thực trạng nhiều quan ngại
Trong khi ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, đây là một kỹ năng được công nhận và giảng dạy, ứng dụng. Ở môi trường trong nước, khi mà các tổ chức giáo dục vẫn còn đang miệt mài với việc đào tạo kiến thức, những nội dung kỹ năng mềm vẫn còn ít được quan tâm, đặc biệt là ở những môi trường giáo dục trẻ em.
Trẻ thường có nhiều cảm xúc nhưng còn thiếu kỹ năng quản lý những cảm xúc đó
Nguy hiểm hơn, theo đuổi thành tích một cách thái quá đã vô tình tạo sức ép vô hình lên những tâm hồn bé bỏng. Hàng loạt những sự kiện trong thời gian gần đây như bạo lực học đường, mâu thuẫn trẻ em dẫn đến xích mích người lớn, hay thậm chí là những sự kiện chấn động đã làm gần như toàn bộ các phụ huynh phải tự nhìn nhận lại cách chúng ta giáo dục tâm lý con cái.
Gia đình có thể giúp trẻ hiểu hơn về những cảm xúc của mình như thế nào?
Bỏ qua các cảm xúc tiêu cực, thể hiện sự không hài lòng hay trừng phạt đều không giúp ích gì cho sự phát triển tư duy cảm xúc của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý để bố mẹ có thể cùng con thực hiện mỗi ngày:
DẠY CON TRÂN TRỌNG CẢM XÚC BẢN THÂN
Tất cả chúng ta đều sở hữu chung một nhóm cảm xúc cơ bản bao gồm: vui, buồn, tức giận, sợ hãi…. Bố mẹ không nên phủ nhận cảm xúc mà con đang đối mặt. Thay vào đó, bố mẹ hãy khuyến khích con chia sẻ ra bằng lời những cảm xúc của mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng. Trong một số trường hợp, tất cả những gì bố mẹ cần làm là lắng nghe con một cách chân thành. Nên đặt câu hỏi để hiểu sâu về vấn đề của con và để tiếp tục khuyến khích con chia sẻ, ngoài ra bố mẹ cũng nên cho con những lời khuyên hoặc sự chia sẻ cảm thông để giúp con giải tỏa những năng lượng tiêu cực. Quan trọng hơn hết, bố mẹ cần giúp con hình thành một thói quen chia sẻ cảm xúc, đây sẽ là tiền đề cho sự dẫn dắt và hỗ trợ mà chúng ta có thể giúp con. Đã bao lâu rồi bố mẹ chưa hỏi con rằng ngày hôm nay của con đã diễn ra như thế nào? Chẳng phải đây là một câu hỏi tuyệt vời để cả nhà cùng bắt đầu chia sẻ và phân tích cùng nhau sao?
DẠY CON TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
Trẻ cần được giáo dục để tôn trọng sự khác biệt của người khác cũng như nhận được sự tôn trọng tương tự cho chính mình. Tiến sĩ Howard Gardner, một nhà tâm lý người Mỹ và là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực giáo dục, đã chỉ ra tới 9 loại trí thông minh khác nhau. Một người có trí thông minh toán học nhưng người khác có thể thiên về không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp… Thật khó để đánh giá em học sinh này giỏi hơn em khác chỉ vì điểm số của môn học cụ thể nào đó. Chính vì vậy nên cha mẹ cần tránh những câu nói khiến trẻ đánh mất sự tự tin như “Trông con nhà người ta mà thèm…”, “Tại sao cùng được đi học mà bạn A, bạn B lại giỏi hơn con”. Vượt ra câu chuyện học tập, sự khác biệt còn có thể bao gồm sở thích, văn hóa, lối sống, tình cảm, quan điểm… Khi con đưa ra một vấn đề không cùng suy nghĩ với bố mẹ, hãy lắng nghe con, tìm hiểu tại sao con có suy nghĩ như vậy trước khi đưa ra những suy nghĩ của cha mẹ. Ứng xử của cha mẹ khi tôn trọng các sự khác biệt của con chính là tấm gương để con học theo và hành xử tương tự với những người khác.
DẠY CON CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CÁC LỰA CHỌN/ QUYẾT ĐỊNH CỦA MÌNH
Để con học được điều này, chúng ta phải chấp nhận cho con thất bại. Trong giao tiếp thường ngày, bố mẹ hãy cùng con chia sẻ về những lợi ích, hạn chế khi nói chuyện về một nhiệm vụ/ một lựa chọn hay một vấn đề nào đó. Hãy để con thực hiện nó rồi cùng con phân tích kết quả. Nên nhớ rằng những kinh nghiệm truyền dạy của chúng ta sẽ trở nên sáo rỗng khi con chưa từng trải nghiệm thực tế và cảm nhận xem mọi việc có thể xảy ra như thế nào với những cách phản ứng khác nhau cho cùng một sự kiện. Con cần hiểu rằng mỗi hành động của mình sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến bản thân và những người xung quanh. Một khi con đã quyết định, trong phạm vi cho phép, hãy để con có cơ hội tận hưởng kết quả hoặc trải nghiệm hậu quả.
Mô hình học tập và rèn luyện tư duy cảm xúc xã hội phụ huynh có thể cho con tham gia?
Nhận thấy được nhu cầu bức thiết của việc tạo ra những môi trường giáo dục chuyên sâu về kỹ năng mềm, nơi con không phải tiếp tục bị nhồi nhét bởi những bài học sách vở và lý thuyết, Apollo English trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều chương trình hè vui bổ ích, thông qua việc dạy con các kỹ năng mềm bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tổ chức này mong muốn giúp con có những nền tảng vững chắc cho sự thành công tương lai. Những khoá hè như: So Wow This Summer, Summer in Tomorrow Land (Hè thử thách trên vùng đất tương lai)… đã được rất nhiều phụ huynh khắp cả nước đón nhận và ủng hộ, không chỉ giới hạn dành cho những học viên vốn đang học tại hệ thống trung tâm.
Trong dịp hè 2023 sắp tới, bố mẹ có thể tận dụng thời gian để con tham gia vào chương trình “Dear Future Me…”. Đây là chương trình được thiết kế riêng giúp các em nhỏ có một mùa hè rực rỡ, phát triển tư duy cảm xúc xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề và thành thạo các kỹ năng tương lai. Sau chương trình, các em có thể nhận biết, quản lý cảm xúc bản thân, thấu hiểu sự khác biệt của các cá nhân trong tập thể, rộng mở tuy duy và tự tin trước các hoạt động nhóm.
Chương trình được tổ chức bởi Apollo English - tổ chức giáo dục Anh ngữ gần 30 năm đồng hành cùng trẻ em Việt và nhiều năm kinh nghiệm tổ chức chương trình hè thành công.
Tham khảo thêm về chương trình TẠI ĐÂY.