Đạt điểm cao các môn khác thì dễ nhưng riêng tiếng Anh thì học mãi vẫn lẹt đẹt. Bố mẹ hãy cùng Apollo English điểm qua 5 điều khiến trẻ học nhiều nhưng vẫn không hiệu quả và tìm cách khắc phục nhé!
5 lý do này có lý do chủ quan, có khách quan, có điều đến từ trẻ nhưng cũng có những điều cần rút kinh nghiệm từ chính phụ huynh.
1. Con không biết bắt đầu học từ đâu
Chắc chắn bé đang rất hoang mang với môn ngoại ngữ ở trường. Có thể con bạn đã bị mất gốc hoặc cũng có thể vì lý do gì đó bé bị tụt lại so với các bạn. Khoan hãy quát mắng răn đe, bình tĩnh hỏi lý do và cùng con giải quyết. Bố mẹ hãy cùng con lập một danh sách tất cả những việc cần phải làm với môn tiếng Anh, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ và dễ hoàn thành hơn. Dần dần giúp con xây dựng điều này thành thói quen và sẵn sàng khi kì thi đến gần.
2. Con có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại còn quá ít nên đi thi điểm không cao
Cùng con xem lại các bài đã học, xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian. Ngoài ra, rút kinh nghiệm với những kì thi sau, cùng con hoặc tập cho con thói quen ghi nhớ kiến thức theo lộ trình từ đầu để không gặp tình trạng “nước đến chân mới nhảy.”
3. Phần này khô khan quá, con không thích học
Đây đích thị là “lý do lý trấu” của một số trẻ mải chơi. Không còn cách nào khác, bạn buộc phải giải thích để đưa trẻ vào “khuôn”. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên xem lại và thay đổi cách truyền tải cho trẻ. Đôi khi hình thức học thông thường với trẻ nhỏ đúng là rất khô khan. Thay vì dạy dạy học học, bố mẹ có thể thay đổi bằng cách tạo ra những trò chơi với phần thưởng nho nhỏ để khuyến khích bé.

“Con không thích học cái này đâu mẹ ơi”
4. Con đọc rồi. Con cũng hiểu. Nhưng con không tập trung được.
Hãy giải thích cho con các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà trẻ đã hiểu thì thông thường chúng sẽ nhớ rất lâu. Hãy cố gắng kết hợp cái bố mẹ biết và những gì trẻ đang học.
Có một bí kíp nho nhỏ gọi là thuật nhớ: đó là liên hệ thông tin mới với những gì mà trẻ đã cảm thấy quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một từ mới trong tiếng Anh, bố mẹ có thể khéo léo lồng sang tiếng Việt: “Sáng nay trời red nên em mặc áo len màu đỏ đi học.”
5. Con đoán là con cũng hiểu rồi
Lại một hình thức “bao biện” khi đã quá chán học. Nhưng trong trường hợp này, nhiều phụ huynh rất tin là trẻ đang nói thật. Cộng với tâm lý “điểm số không quan trọng” nên gần như không quan tâm tới việc học của con nữa. Điều này rất nguy hiểm.
Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề/ cách hỏi/ cách dùng từ của một số câu trong tiếng Anh, bố mẹ ngay lập tức biết được trẻ có hiểu bài hay không. Ví dụ: “Hôm qua ai đến nhà Linh chơi?” thay bằng “Có bao nhiêu người hôm qua đã đến nhà Linh chơi?”

Bố mẹ hãy luôn là người bạn thân thiết,
luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong mọi lộ trình của cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điểm số môn tiếng Anh trên lớp của con vẫn chưa được như mong muốn. Trên đây chỉ là 5 lý do cơ bản, được tổng hợp từ khảo sát với trẻ từ 6 đến 13 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên xác định rõ tư tưởng rằng điểm số chỉ là một yếu tố đánh giá trong quá trình học tập chứ không phải là hình thức tạo thành tích. Các chuyên gia vẫn khuyến cáo về hình thức giáo dục tốt nhất cho trẻ là phân tích, giải thích, khuyên răn chứ không sử dụng roi vọt. Nhưng cũng không ít gia đình lơ là quá cho đến khi trẻ đuối hẳn. Câu trả lời ở đây là bố mẹ hãy luôn là người bạn thân thiết, luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong mọi lộ trình của cuộc sống.