Thổi bay nỗi sợ mang tên "chào hỏi"
Loading...
Close menu
Trang chủ > Góc sẻ chia > Thổi bay nỗi sợ mang tên "chào hỏi"

Thổi bay nỗi sợ mang tên "chào hỏi"

Tác giả: Apollo English

Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam

Tác giả

Apollo English

Apollo English được thành lập năm 1995 bởi hai nhà đồng sáng lập – ông Khalid Muhmood và bà Arabella Peters. Chúng tôi tự hào là Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Anh ngữ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Tại Apollo, chúng tôi tin rằng giáo dục có sức mạnh thay đổi cuộc sống. Với gần 30 năm nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi trẻ em Việt, chúng tôi tin rằng tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ. Với một phương pháp đúng đắn, tiếng Anh sẽ cùng con mở ra chân trời mới mẻ, giúp con nhận ra đam mê của chính mình, hình thành kỹ năng, kiến thức, tư duy cảm xúc xã hội cần thiết cho tương lai.

Mục Lục

Mục Lục

    Thổi bay nỗi sợ mang tên "chào hỏi"

    Chào bác đi con!
    Con quên chưa chào cô kìa!
    Ơ, hôm nay con để quên miệng ở nhà hay sao ấy nhỉ?
    Không chào chú là chú ghét đấy.

    Không khó để chúng ta bắt gặp những câu nói này ở ngoài đường, trong khu chung cư, hay ở bất cứ đâu khi trẻ con “quên” chưa chào người lớn. 

    Thường thì các cha mẹ đều cảm thấy khá “khó chịu”, hoặc “lo lắng” khi con mình không chào người khác, vì cho rằng “như thế là không lịch sự”, hoặc “người ta sẽ đánh giá mình không biết dạy con”, “người ta sẽ coi thường nhà mình”, “con sẽ bị ghét”…

    Và dưới cái áp lực của sự khó chịu và lo lắng này thì các cha mẹ thường lại hay nhắc con, và đôi khi to tiếng, mắng con vì con không chào, mà không hề biết rằng, chính cái việc nhắc con, mắng con lại làm cho con càng thu mình lại hơn, và càng ít chào hơn.

    Tâm lý của trẻ nhỏ khi sợ việc chào hỏi

    Trẻ em độ tuổi mầm non thường vô tư và hồn nhiên, nhưng các con cũng có hình thành những nỗi sợ vô hình. Có nhiều con chào người lạ rất dễ dàng, chào to, rõ ràng, và chủ động. Các con ở phía ngược lại thì thường ít bắt chuyện với người khác, nép vào người bố/mẹ khi gặp người lạ, không thích giao tiếp với người lạ, hoặc khi cần nói thì cũng lí nhí, nói rất ít, nhát gừng. 

    Nguyên tắc chung là con cảm thấy sợ hãi, hoặc không dễ chịu khi giao tiếp với người khác. Cũng có thể khi con lớn lên, con đã bị người lớn trêu chọc, và con không thích bị trêu, hoặc bị người lớn dọa nạt kiểu “ăn đi không chú công an bắt bây giờ”, hoặc sợ hãi khi thấy người lớn to tiếng, quát tháo. Phản ứng co mình lại, không nói gì, không chào… được giải mã như một phản ứng tự vệ: “không biết họ sẽ làm gì, cho nên tốt nhất mình không làm gì… cho lành”. 

    Những nỗi sợ vô hình này sẽ chẳng là gì với người lớn, nhưng lại là những điều rất kinh khủng với trẻ em. Chúng ta, các bậc cha mẹ, có bao giờ nhìn lại vào quá khứ của mình, và cười sằng sặc vào những điều ngớ ngẩn mà chúng ta đã từng tin, mà chúng ta đã từng lo lắng, đã từng sợ hãi chưa nhỉ?

    Lời khuyên dành cho ba mẹ giúp bé tự tin hơn

    Khi con ở trong trạng thái sợ hãi, và đề phòng, cha mẹ sẽ là nguồn động viên, tuyến phòng ngự cuối cùng của con. Chính vậy, nếu lúc này cha mẹ không “hiểu” và “chấp nhận” việc không chào như một khó khăn riêng biệt của con thì lúc đó con sẽ không còn biết bấu víu vào đâu. Có cha mẹ nói, “tôi chỉ nhắc con thôi mà.” Vâng, nhưng nhắc như thế nào mới quan trọng. Nhắc mà nói to để những người khác xung quanh cũng nghe thấy thì khác nào làm cho người khác chú ý tới “khuyết điểm” của con. Nhắc mà lên giọng thì con sẽ không hiểu đấy là nhắc, mà hiểu đấy là mắng. Nhắc mà cau mày, thì con sẽ thấy đó là sự không chấp nhận. Nhắc mà sử dụng “bạo ngôn” kiểu như “không có mồm hả con?” sẽ gây nên những tổn thương trong con và càng làm con co mình lại hơn.

    Nhu cầu kết nối giữa người với người luôn có. Trẻ em cũng có nhu cầu kết nối. Nếu để chúng một mình, chúng sẽ rất sợ hãi, và buồn chán. Lời chào thể hiện sự kết nối. Nếu trẻ không chủ động chào, thì đó là do chúng sợ hãi điều gì đó, chứ không có hàm ý “coi thường”, “bất lịch sự” như người lớn nghĩ đâu. Hãy giúp con vượt qua nỗi sợ hãi và trở nên tự tin hơn.

    Cách giúp bé thôi bay nỗi sợ chào hỏi

    Bố con cháu chào bác ạ!”, “Mẹ con cháu chào ông ạ!”: 

    hãy làm hộ con việc đó, và để cho con không bị mất mặt với người ngoài, con sẽ “cộng điểm” cho bố mẹ. Rồi khi chỉ có bố/mẹ và con, hãy thủ thỉ với con: “Hình như con thấy không thoải mái khi chào bác, ông, chú ….”, “Lúc phải gặp người lạ ban nãy, con có thấy tay run, tim đập nhanh hơn không?”, “Bình thường mẹ thấy con rất vui vẻ chào hỏi anh/chị… nhưng hôm nay thì con cứ nép vào mẹ, chắc hẳn có điều gì khiến con làm như vậy?”

    Hãy khơi gợi và để con có cơ hội nói ra tình trạng, cảm xúc, suy nghĩ của mình khi chỉ có bố/mẹ.

    Với bất cứ điều gì con kể ra, hãy công nhận điều đó. Công nhận có nghĩa là cho con thấy rằng việc con có cảm xúc đó là hoàn toàn bình thường, mọi người đều có quyền tự do có cảm xúc cơ mà. Đừng dạy dỗ gì con lúc này, kiểu như “phải chào là mới lịch sự”, “con cứ nghĩ quá đó thôi”, “chú ấy hiền mà”, “bác ấy có làm gì con đâu”… Những ý kiến của cha mẹ sẽ làm con hiểu rằng những điều con cảm thấy là sai trái, và vì con không thể kiểm soát được những điều con sẽ cảm thấy trong những hoàn cảnh tương tự về sau, con sẽ chôn giấu trong lòng và không kể cho bố mẹ nghe nữa đâu.

    Khi con đã kể ra hết, hãy chia sẻ cảm xúc của bố mẹ:

    “Mẹ thấy dễ chịu hơn sau khi biết được con nghĩ như vậy”, “nếu mà con không nói ra thì có khi chẳng bao giờ bố biết điều này ấy chứ”, “con thật dũng cảm vì đã dám nói ra điều làm con sợ hãi”, “ồ, con lại làm mẹ nhớ lại hồi nhỏ mẹ cũng thế”… Những chia sẻ như thế này sẽ là phần thưởng về tinh thần cho việc con đã kể ra cảm xúc, suy nghĩ của mình, con cảm thấy được chấp nhận, và sẽ thấy dễ chịu hơn.
     

    Lên kế hoạch cho con vượt qua những nỗi sợ của mình

    “Lát nữa, bố con mình đi gặp bác X, con sẽ làm gì để cảm thấy thoải mái hơn khi gặp bác ấy nhỉ?”
    “Con có cần mẹ giúp gì không để khi con gặp cô Y, con sẽ chào cô một cách đầy tự tin?”

    Cũng có thể con chưa chào được ngay sau 1-2 lần đâu, nhưng việc chúng ta hỏi con trước sẽ làm con cảm thấy được quan tâm, được coi trọng, và điều đó sẽ giúp con cảm thấy tự tin hơn.

    Dạy con là một “việc” dài hạn, mà để có thể “hướng dẫn” con đi theo những con đường tốt, cha mẹ cần có được sự tin tưởng từ con. Những lúc con gặp khó khăn như việc chào hỏi này chẳng hạn, là cơ hội rất tốt để cha mẹ “gặt hái” thêm được lòng tin từ con. 

    Xem thêm:


    Tin mới nhất

    Sep 05,2024
    Trung tâm tiếng Anh Apollo English quận Tân Phú chi nhánh Độc Lập, Lũy Bán Bích, Tân Kỳ Tân Quý. Các lớp dành cho bé từ 2,5 - 6 tuổi, 6 - 10 tuổi, 11 - 13 tuổi.
    Aug 31,2024
    Đằng sau mỗi hành động sai quấy của con đều có một lý do cần bố mẹ thấu hiểu…
    Aug 03,2024
    Các khóa học tiếng Anh ở Apollo English đạt tiêu chuẩn quốc tế với phương pháp giảng dạy mới lạ, đội ngũ giáo viên 100% người nước ngoài, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế
    Jul 28,2024
    Có những người hay có câu cửa miệng rằng: “Tiếng Việt nói còn chưa sõi thì học gì tiếng Anh”. Vốn là bởi họ cũng… sợ tiếng Anh. Chứ với những người thành thạo tiếng Anh thì họ còn tiếc là học tiếng Anh hơi muộn…
    Jul 12,2024
    Học Tiếng Anh bản ngữ hay học Tiếng Anh toàn cầu?

    Quan Tâm Nhất

    Jul 28,2024
    Có những người hay có câu cửa miệng rằng: “Tiếng Việt nói còn chưa sõi thì học gì tiếng Anh”. Vốn là bởi họ cũng… sợ tiếng Anh. Chứ với những người thành thạo tiếng Anh thì họ còn tiếc là học tiếng Anh hơi muộn…
    Aug 03,2023
    Học tiếng Anh cho bé 5 tuổi với 5 cách phù hợp tâm lý, sở thích và tiềm năng sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, phát âm hiệu quả
    May 25,2023
    Bài viết tổng hợp các từ vựng tiếng Anh dành cho bé theo chủ đề thông dụng, giúp bé liên kết mối quan hệ giữa các từ vựng để học hiệu quả hơn.
    Mar 15,2023
    Lựa chọn khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé theo 3 bí quyết sau sẽ giúp con tiếp thu tốt, duy trì hứng thú học tập và trở nên tự tin, lưu loát khi sử dụng tiếng Anh
    Mar 14,2023
    Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? NÊN! Vì con có nhiều thời gian để học, phát âm chuẩn xác như người bản xứ, tự tin giao tiếp, cơ hội nghề nghiệp
    Mar 08,2023
    Bài viết giới thiệu 100 mẫu câu học tiếng Anh giao tiếp cho bé cơ bản, giúp bé đầu đời có thể nghe, nói, phát âm tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

    Tin liên quan

    Bài tập từ vựng tiếng Anh lớp 1 với những hình ảnh sinh động sẽ giúp bé dễ dàng ôn tập và ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả
    Tại Apollo English, chúng tôi luôn tin rằng mỗi học viên xứng đáng được trang bị những hành trang tốt nhất để trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai
    “Kỳ lạ thật, con mình mới hôm kia thôi còn đòi mua cuốn sách này bằng được, nói là con thích lắm, mẹ mua cho con đi