Bố mẹ có biết, 8% - 29% là tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn tăng động,...[Theo Unicef].
Các căn bệnh này nếu không được đối phó triệt để sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng như tự tử và tâm thần phân liệt, khiến bé gặp khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống.
Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các tình huống bạo lực học đường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông dạo gần đây.
Chính vì vậy, việc phát triển tư duy cảm xúc xã hội cho trẻ em ngày càng trở nên cần thiết để giúp bé hình thành động cơ, kỹ năng và khả năng thích ứng với những tình huống khó khăn, giảm thiểu nguy cơ rơi vào các vấn đề về tâm lý.
Mặc dù đã được chứng minh về tầm quan trọng của tư duy cảm xúc xã hội, nhưng hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa được cung cấp đầy đủ thông tin để có thể hiểu thấu đáo về vấn đề này, dẫn đến các trường hợp bố mẹ lơ là và không quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và đôi khi là sự “cầu cứu” của con, dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Bố mẹ hãy cùng Apollo English bóc tách từng khía cạnh của chủ đề này ngay sau đây để có thêm kiến thức nuôi dạy con cái thật hiệu quả bố mẹ nhé.
Tư duy cảm xúc xã hội là gì?
Theo CASEL- Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc, phát triển tư duy cảm xúc xã hội cho trẻ em là một quá trình mà ở đó, bé học tập và ứng dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận biết, thấu hiểu và quản lý cảm xúc.
Thông qua đó, con có khả năng đưa ra những mục tiêu tích cực, có trách nhiệm với quyết định của mình. Đồng thời, con biết cách tự quản lý cảm xúc, hiểu được quan điểm, sự khác nhau về giá trị của mỗi cá nhân để từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ; Con có thái độ tích cực về bản thân và mọi người nhờ vậy biết cách ứng xử phù hợp cũng như đối phó với các tình huống gây căng thẳng tinh thần,..
Khi được phát triển tư duy cảm xúc xã hội từ sớm, con có nhiều khả năng thành công hơn trong học vấn, nghề nghiệp, trong các mối quan hệ và nhiều phương diện xã hội.
Thiếu hụt tư duy cảm xúc xã hội và những hệ lụy
Phát triển tư duy cảm xúc xã hội giúp trẻ em nhận biết và gọi tên các cảm xúc của mình. Từ cảm xúc tích cực như hạnh phúc, hào hứng đến các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng hay buồn bã.
Điều này giúp con học được cách điều chỉnh cảm xúc như tự kiểm soát cơn tức giận, quản lý stress, đối phó với các áp lực từ bên ngoài hoặc chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ.
Nhưng theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều trẻ em bị thiếu hụt tư duy cảm xúc xã hội, điều này khiến con không có sự ổn định về tâm lý và kỹ năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt.
Khi đó, các em sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, từ đó làm giảm khả năng giải quyết vấn đề cũng như xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh với mọi người xung quanh.
Các em dễ bị cuốn theo cơn lũ do cảm xúc tiêu cực quét qua. Khi không hài lòng, hoặc khi cảm thấy tức giận, thất vọng, khó chịu, các em thường dễ bị kích động, từ đó dẫn đến các hành vi không mong đợi như gây hấn như đánh đập, bắt nạt, hay phân biệt đối xử đối với bạn bè hoặc những người xung quanh.
Một trường hợp khác có thể xảy ra khi con vắng bóng năng lực và tư duy cảm xúc xã hội đó là bé có hành vi tự làm tổn thương bản thân. Vì để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, hoang mang, tự trọng bị suy giảm, cảm thấy cô độc,....con có thể gây thương tích lên cơ thể như cắn móng tay, rạch tay hoặc cực đoan hơn mà người lớn chúng ta đến khi phát hiện đã quá muộn màng.
Đây phần nào phản ánh khuôn mẫu “kẻ bắt nạt” và “nạn nhân” trong các câu chuyện bạo lực học đường gần đây, cả xã hội xót xa khi một cô bé học sinh lớp 10 với thành tích nổi bật đã tự tìm đến sự ra đi.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến những điều này?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tư duy cảm xúc xã hội ở trẻ em. Trong đó, nguyên nhân phổ biến thường xuất phát từ việc trẻ ít được tương tác trong các hoạt động trong gia đình lẫn xã hội và nền giáo dục chưa trang bị đầy đủ cho con kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Con hiếm khi được tham gia các hoạt động tương tác xã hội
Theo đó, một số quan điểm cho rằng việc tập trung vào học tập và kiến thức học đường là quan trọng nhất, trong khi bỏ qua những hoạt động phát triển tư duy cảm xúc xã hội cho bé.
Điều này dẫn đến việc trẻ không được tạo điều kiện để phát triển năng lực này trong bối cảnh xã hội yêu cầu trẻ em phải được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối phó với sự thay đổi chóng mặt của thế giới hiện nay.
Tại Việt Nam, áp lực học tập và thi cử khá là lớn, bé phải dành nhiều thời gian cho học tập, ôn thi, tham gia các lớp học thêm ngoài giờ, dẫn đến hạn chế về thời gian và cơ hội tham gia các hoạt động xã hội đa dạng như văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và các hoạt động cảm xúc khác.
Điều này khiến trẻ không có đủ cơ hội để tương tác và giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm.
Hình ảnh các em học viên thỏa sức vui chơi cùng bạn bè trong các mùa hè trước
Bên cạnh đó, áp lực đến từ việc học còn xuất phát từ những kỳ vọng cao của người lớn. Bố mẹ, thầy cô mong muốn những điều tốt đẹp cho con, muốn con luôn đạt thành tích cao trong học tập, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao như vậy mới là con ngoan, trò giỏi. Nhưng bố mẹ có biết, điều này vô hình trung đặt lên đôi vai nhỏ của con một gánh nặng to lớn, kỳ vọng trở thành áp lực khiến con dễ rơi vào trạng thái stress, thiếu tự tin và năng lượng để tham gia vào các hoạt động cảm xúc xã hội.
Con thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý cảm xúc
Mặc dù có một số trường học và tổ chức giáo dục đã bắt đầu triển khai giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ em tại Việt Nam, nhưng tính hệ thống và đồng đều vẫn chưa được đạt hiệu quả. Việc phát triển tư duy cảm xúc xã hội vào chương trình giảng dạy chung trong các trường lớp hay cơ sở giáo dục hiện nay về cơ bản vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc trẻ em không được cung cấp đầy đủ kiến thức và kĩ năng cảm xúc xã hội.
Lý do xuất phát từ việc chương trình học quá tải, giờ học chủ yếu là học lý thuyết, các trường học không đủ nguồn lực về tài chính, kinh nghiệm, thiếu đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn để nghiên cứu và phát triển cũng như vận dụng các phương pháp học tập hiện đại, tiến bộ.
“Dear Future me…” - Cho con những khởi đầu tốt đẹp
Chính vì vậy, việc trang bị tư duy cảm xúc xã hội cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời của đóng vai trò như một liều vắc xin cho sức khỏe tinh thần. Chỉ khi con tự nhận thức và đánh giá đúng về bản thân, con mới có khả năng kiểm soát, giải tỏa và điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, việc trang bị tư duy cảm xúc xã hội cho bé có thể là một thử thách đối với các bậc phụ huynh. Do đó, bố mẹ cần phối hợp với tổ chức giáo dục uy tín, nơi cung cấp chương trình và phương pháp học tập tiên tiến, hiện đại, giúp con phát triển tư duy cảm xúc xã hội để từ đó trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Trong đó, Apollo English với chương trình hè 2023 “Dear Future Me…” chính là sự lựa chọn hoàn hảo mà bố mẹ có thể thực hiện trong kỳ mùa hè này.
Vào mùa hè, con có nhiều thời gian trống trải hơn, và cũng là lúc các em nhỏ dễ sa đà vào các trò chơi công nghệ, dẫn đến mất kết nối với xã hội xung quanh. Mặc dù hè chiếm đến ¼ tổng thời gian trong một năm, nhưng ngày này, càng ngày trẻ em càng mất đi khoảng thời gian đáng quý này. Thay vì con được tham gia vào các hoạt động xã hội để trau dồi những kỹ năng cuộc sống bổ ích, con lại phải lao vào học thêm những kiến thức học thuật trên trường để chuẩn bị cho năm học sau.
Thấu hiểu những băn khoăn đó, tiếp nối thành công của các chương trình hè các năm trước, Apollo English mang đến cho bé Chương trình Hè 2023 Dear Future Me…" với nhiều trải nghiệm học tập thú vị, cùng vô vàn các hoạt động vui khám phá, hoạt động ngoại khóa, lễ tổng kết hè sôi động.
Con làm quen với những cung bậc cảm xúc và thực hành chia sẻ, định hướng cảm xúc bản thân qua các hoạt động tập thể như: thiết kế biểu đồ cảm xúc, làm poster, lên kế hoạch tổ chức lễ hội…
Khi được đội ngũ chuyên gia quốc tế dẫn dắt qua các hoạt động tương tác xã hội, con học được cách nhận biết, trân trọng và quản lý cảm xúc bản thân, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc được giao.
Quang Long, học viên Apollo Đỗ Lao chia sẻ: “Mùa hè vui nhất của con luôn! Học hè với các bạn đã vui rồi lại còn được ăn ngon, con tăng mấy cân luôn rồi ạ”.
Chia sẻ của Quang Long, học viên nhí của khóa hè Summer in Tomorrow Land
Hơn nữa, cơ hội tương tác với bạn bè để cùng hoàn thành nhiệm vụ sẽ dạy con cách thấu hiểu sự khác biệt của những cá nhân trong tập thể, thấu hiểu những gì diễn ra quanh con ở nhiều góc độ văn hóa để biết cách ứng xử đúng đắn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, biết cách lắng nghe, cảm thông và hỗ trợ người khác khi họ gặp khó khăn và có thể đưa ra các quyết định cá nhân trong các tình huống phức tạp liên quan đến đạo đức và an toàn.
Có thể nói, “Dear Future Me…” chính là một sân chơi bổ ích, đem đến cho các con sự thay đổi to lớn từ các bước đi nhỏ, từ đó con trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.