GIỚI THIỆU

Có phải khi muốn đánh giá sự thông minh của trẻ, hầu hết bố mẹ đều nghĩ đến chỉ số thông minh IQ? Trẻ thông minh thì ai cũng thích, nhưng nếu thiếu đi trí tuệ cảm xúc (EQ) thì khi lớn lên trẻ sẽ khó có được cuộc sống hạnh phúc, thành công.

Dựa trên nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996, EQ được định nghĩa là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc, gồm 4 cấp độ: Nhận biết cảm xúc, Hiểu cảm xúc, Tạo ra cảm xúc và Quản lý cảm xúc. Trẻ có EQ cao thường tự tin trong giao tiếp, hòa đồng với mọi người, vượt trội các kỹ năng xã hội như ứng xử, lãnh đạo, làm việc nhóm - những nền tảng cho sự thành đạt trong tương lai. EQ là khả năng hoàn toàn có thể giáo dục và rèn luyện được, điều quan trọng là bố mẹ cần xác định rõ con đang ở cấp độ nào để từ đó có những biện pháp nuôi dưỡng cảm xúc của bé yêu ngay từ nhỏ.

Bài kiểm tra nhanh dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra câu trả lời.

Bài kiểm tra gồm có 8 câu hỏi trắc nghiệm.

Mỗi câu hỏi có 3 đáp án.

Nội dung bài kiểm tra hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Câu 1

Bé ứng xử thế nào khi nhà có khách đến chơi?

A. Bé tỏ vẻ thích thú, chủ động chào hỏi và dạn dĩ giao tiếp khi khách hỏi chuyện.

B. Bé không muốn chào khách, sợ hãi chạy về phòng và ở lì trong đó đến khi khách ra về.

C. Bé nhút nhát nép sau lưng mẹ, nhưng vẫn mỉm cười và nói “Xin chào” khi mẹ bảo.

Câu 2

Gặp chuyện không vui trên lớp, về nhà bé sẽ:

A. Khóc lóc và nhấn mạnh bé không muốn đi học nữa.

B. Tâm sự với bố mẹ: “Con cảm thấy rất buồn”.

C. Kể lại cho bố mẹ nghe toàn bộ câu chuyện và hỏi bố mẹ sẽ làm gì trong tình huống đó.

Câu 3

Con và các bạn cùng tham gia cuộc thi chạy ở trường. Một người bạn bị ngã khi đang chạy, con sẽ:

A. Đến hỏi bạn có sao không và giúp đỡ bạn đứng dậy.

B. Tiếp tục chạy nhanh về đích để dành chiến thắng cho mình.

C. Phá lên cười vì trông bạn ngã rất buồn cười.

Câu 4

Cuối tuần, mẹ tranh thủ dọn dẹp nhà cửa còn bé thì xem tivi. Mẹ than thở: “Dọn nhà mệt quá!”. Khi đó, bé sẽ phản ứng:

A. Bé không nói gì, tiếp tục xem tivi.

B. Bé tỏ ra lo lắng, khuyên mẹ nên nghỉ ngơi một chút rồi làm tiếp.

C. Bé chạy đến giúp mẹ một tay.

Câu 5

Bé cố gắng tập trung giải bài tập Toán khó nhưng mãi không xong. Bé đã làm gì?

A. Kiên nhẫn mày mò cho đến khi tìm ra lời giải.

B. Bắt đầu cáu giận, khóc lóc và nói ghét học môn Toán.

C. Nhờ bố mẹ giúp đỡ và thích thú khi đã giải được bài Toán khó.

Câu 6

Điều gì sẽ xảy ra khi bé được tặng đồ chơi mới và em gái muốn chơi cùng?

A. Bé rất vui khi có người chơi cùng, sẵn sàng chia sẻ món đồ chơi cùng em.

B. Bé tức giận khi thấy em gái chơi món đồ chơi mới và khóc lóc đòi mẹ lấy lại cho mình.

C. Bé đem giấu món đồ chơi, khi em đi học thì lấy ra chơi một mình.

Câu 7

Ngày đầu tiên mẹ đưa bé đến học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài, bé đã phản ứng thế nào?

A. Vui vẻ trả lời giáo viên nước ngoài và chủ động đặt câu hỏi ngược lại.

B. Im lặng, không chịu giao tiếp với giáo viên nước ngoài khi được bắt chuyện vì thấy môi trường lạ.

C. Rụt rè, trả lời nhát gừng khi được giáo viên nước ngoài chào hỏi.

Câu 8

Mẹ nấu món tráng miệng mà bé yêu thích và yêu cầu bé chờ bố về cùng ăn thì bé sẽ được ăn 2 phần. Bé đã làm gì?

A.Bé phụng phịu, không chịu chờ bố.

B. Bé đồng ý chờ nhưng sau đó không nhịn được nên đã lén ăn.

C. Bé kiên nhẫn chờ đến khi bố về và vui vẻ thưởng thức món tráng miệng yêu thích.

HOÀN TẤT BÀI KIỂM TRA

Bố mẹ vui lòng cung cấp thông tin dưới đây để nhận kết quả bài kiểm tra

/tieng-anh-tre-em/test/thu-thach-tri-tue-cam-xuc