Hướng dẫn

Đối với bố mẹ, việc học của con luôn được quan tâm hàng đầu. Có nhiều cách để kèm con tại nhà nhưng phương pháp dạy thế nào cho hiệu quả thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Dạy con học không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và mức độ hứng thú với học tập của con.
Mỗi kiểu bố mẹ sẽ có một cách dạy con học khác nhau. Để có thể điều chỉnh phương pháp học cùng con sao cho đúng đắn và hiệu quả, trước hết, bạn cần hiểu rõ bản thân thuộc kiểu bố mẹ nào khi kèm con học tại nhà thông qua bài trắc nghiệm dưới đây.
• Bài kiểm tra gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm
• Mỗi câu hỏi có 3 đáp án
• Nội dung bài kiểm tra hoàn toàn bằng tiếng Việt

Câu 1: Bạn quan niệm thế nào về việc học cùng con?

A. Phải ngồi bên cạnh, chỉ cần rời mắt là con làm sai, hoặc làm cho có để chạy đi chơi.

B. Giúp con sắp xếp khung giờ hợp lí. Quan sát quá trình học tập của con để hỗ trợ và giảng giải chi tiết.

C. Trao đổi cùng với con trước về các khung giờ học tập trong tuần, giúp con hiểu được cách lên kế hoạch học tập và có trách nhiệm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Câu 2: Bạn cho rằng thời gian học cùng con tại nhà trong bao lâu là hợp lý?

A. Tôi thường kèm con học 2-3 tiếng vào buổi tối hoặc hơn, con phải học thuộc bài, làm xong bài tập thì mới được đi ngủ.

B. Tôi không đặt thời gian cố định mà thường kiên nhẫn cùng con giải quyết hết số lượng bài tập trong ngày.

C. Tôi thảo luận với con về khoảng thời gian học phù hợp, lên danh sách các bài tập con cần làm đồng thời cân bằng thời gian học và chơi để giảm bớt áp lực cho con.

Câu 3: Con bước vào kỳ thi Học kỳ, khi học cùng con bạn sẽ làm gì để giúp con ôn thi hiệu quả?

A.Tất nhiên tôi phải kèm cặp con học ngay từ sớm. Phải học và ôn tập liên tục để ghi nhớ kiến thức thì thi mới đạt kết quả tốt được.

B.Tôi theo dõi lịch thi của con, chỉ nhắc nhở chứ không thúc ép. Tôi cũng dành nhiều thời gian để giúp con khảo bài, giảng giải những phần con không hiểu.

C.Tôi thường giúp con chia nhỏ từng giai đoạn, đặt ra kế hoạch ôn bài phù hợp và xác định kiến thức con cần tập trung. Điều quan trọng là đảm bảo cho con có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Câu 4: Con tiếp thu bài chậm, học trước quên sau, bạn đã phản ứng thế nào?

A.Tôi thường mất kiên nhẫn và dễ nổi giận. Khi quá giận tôi sẽ ngừng một thời gian để cơn giận qua đi sau đó quay lại tiếp tục kèm con học.

B.Tôi chịu khó giảng lại nhiều lần, khi con tiến bộ thì tôi động viên, khen ngợi để khuyến khích bé nỗ lực hơn.

C.Qua tìm hiểu, tôi biết con tôi ghi nhớ tốt hơn khi học tập qua hình ảnh. Vì thế, tôi thường tìm hình ảnh, video minh họa, học qua trò chơi để bé dễ tiếp thu.

Câu 5: Bạn kèm con rèn chữ khi con vào lớp 1 nhưng con viết chữ ẩu lại tẩy xóa lung tung, khi đó bạn:

A.Tôi cho con luyện tập và liên tục sửa sai đến khi chữ đẹp lên. Phải như vậy thì con mới nhớ lâu được.

B.Tôi thường viết mẫu thật chậm để con quan sát và bắt chước cách viết. Sau đó, tôi động viên con viết đi viết lại nhiều lần để quen nét chữ và viết đều tay hơn. Nếu con mệt, tôi sẽ cho con nghỉ, hôm sau viết tiếp.

C.Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao con không thích viết chữ và thay đổi phương pháp hướng dẫn con phù hợp. Tôi cũng khen ngợi khi con tiến bộ và khích lệ con tiếp tục cố gắng.

Câu 6: Con không tập trung, hiếu động, hay nghịch phá, lo ra trong giờ học, bạn giải quyết thế nào?

A.Yêu cầu con ngồi yên và nghiêm túc học tập.

B.Chia nhỏ thời gian học, xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để con không bị áp lực và duy trì việc học đều đặn.

C.Sau khi lắng nghe con và tìm hiểu thêm các tài liệu, tôi hiểu được con tôi thuộc tuýp trẻ ưa vận động nên khó ngồi một chỗ học và tập trung trong thời gian dài. Thế nên, tôi chia nhỏ thời gian học, cho con tập thể dục hoặc chơi trò chơi vận động để giải tỏa năng lượng trong giờ giải lao.

Câu 7: Bạn sẽ làm gì khi con không chịu làm bài tập về nhà?

A.Dùng các hình thức phạt để răn đe trước rồi yêu cầu con ngồi vào bàn làm bài. Trẻ nhỏ cần được uốn nắn cứng rắn thì mới vào nề nếp được.

B.Kiên nhẫn động viên và cho con thêm cơ hội. Nếu con vẫn không chịu làm bài thì đặt ra các quy tắc kỷ luật con.

C.Giải thích cho con hiểu lợi ích khi làm bài tập về nhà đều đặn và hậu quả khi không làm. Sau đó, tôi đặt ra quy tắc thưởng phạt dựa trên kết quả học tập để con tự giác làm bài tập hơn. Đồng thời, tôi sẽ cùng con trao đổi nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.

Câu 8: Con quên làm bài tập tiếng Anh trong khi sáng mai đã đến hạn nộp cho cô, bạn sẽ làm gì?

A.Tất nhiên phải bắt con ngồi ngay vào bàn làm bài tập, làm bài là hoạt động cần được ưu tiên nhất. Các hoạt động khác có thể để làm sau hoặc cân nhắc mức độ quan trọng.

B.Kiên nhẫn ngồi làm bài cùng con, hỗ trợ giảng giải những chỗ con không hiểu, động viên con cố gắng làm xong bài tập

C.Thảo luận với con về các hoạt động ưu tiên của thời gian còn lại trong ngày, giúp con chọn giải pháp để vừa hoàn thành bài tập mà vẫn thực hiện được hoạt động con thích.

Hoàn tất bài trắc nghiệm

Bố mẹ vui lòng cung cấp thông tin dưới đây để nhận kết quả.