Trẻ nghỉ Tết sớm và dài
Tết Nguyên đán năm nay, trẻ con bắt đầu nghỉ từ 28/1/2019 (23 tháng Chạp Âm lịch) còn người lớn sẽ nghỉ sau đó 1 tuần. Việc này khiến nhiều phụ huynh đau đầu tìm giải pháp cho việc quản lý và trông trẻ vào tuần giáp Tết.
Nhiều phụ huynh đau đầu tìm giải pháp cho việc quản lý và trông trẻ vào tuần giáp Tết (hình: Zing.vn)
Giải pháp đầu tiên là gửi trẻ về quê sớm với ông bà nhưng phương án này chỉ phù hợp với các gia đình không quá xa quê. Phụ huynh nào không về quê ăn Tết thì có thể nhờ họ hàng hoặc láng giềng trông giúp. Một số phụ huynh đã đăng ký từ trước để có thể gửi con ở trường đến cận Tết. Nếu không còn chỗ, phụ huynh đành phải tìm đến các dịch vụ trông trẻ tư nhân. Một phương án khác là nhóm các phụ huynh cùng hoàn cảnh tập trung con vào một nơi và tìm người trông trẻ uy tín với khoản chi phí không nhỏ. Bất đắc dĩ, có phụ huynh còn tính đến việc “nhốt con” trong nhà để có thể tranh thủ giải quyết cho hết công việc trước Tết.
Mỗi phương án đều có các ưu khuyết điểm phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình khác nhau. Phụ huynh cần lên kế hoạch ngay bây giờ không phải chạy đôn chạy đáo tìm chỗ vào phút cuối. Quan trọng nhất vẫn là sự an toàn của trẻ để bố mẹ hoàn toàn yên tâm trong những ngày bận rộn trước Tết.
Trẻ xao nhãng việc học trước và sau Tết
Tết đến, bố mẹ thường có tâm lý chung là cho con nghỉ “xả hơi” sau các tháng học tập căng thẳng. Hoạt động điển hình của trẻ suốt Tết là chơi game, xem tivi/ipad, đi chơi cùng gia đình và bạn bè. Kết quả là sau nửa tháng nghỉ tết, trẻ trở nên chậm chạp và mệt mỏi khi phải quay trở lại nhịp học nhanh thường ngày. Nhiều trẻ còn mất khả năng tập trung, khó tiếp thu bài giảng trên lớp, bị hổng kiến thức và không theo kịp chương trình học sau đó.
Trẻ dễ mất tập trung, khó tiếp thu bài giảng trên lớp sau thời gian nghỉ Tết
Để giúp con giữ được nhịp học sau Tết, phụ huynh cần giúp trẻ duy trì thói quen học tập, cân bằng thời gian giữa học và chơi. Mỗi ngày bố mẹ có thể dành thời gian từ 15 đến 30 phút để giúp trẻ ôn lại các bài học trước Tết, hoặc tham gia các hoạt động vừa học vừa chơi bên ngoài, giúp trẻ duy trì thói quen tư duy và khả năng tập trung. Lên kế hoạch ngay từ bây giờ, bố mẹ không những cho con một kỳ nghỉ Tết bổ ích mà còn giúp con lấy lại hứng thú học tập sau Tết một cách dễ dàng.
Trẻ dễ bị tâm lý “áp lực học tập” ngày Tết
Tết được mặc định là thời gian vui chơi nên trẻ thường có thói quen ngừng hẳn việc học trong suốt kỳ nghỉ. Trẻ gần như không muốn đụng đến bài vở mà chỉ muốn dành hết thời gian cho hoạt động vui chơi cùng gia đình. Vì vậy khi phải ngồi vào bàn học hoặc bị bố mẹ nhắc nhở nhiều, trẻ dễ cảm thấy bị áp lực và có tâm lý chống lại việc học trước và sau Tết.
Để trẻ cảm thấy thoải mái với học tập trong ngày Tết, bố mẹ hãy giúp trẻ lên thời khóa biểu học & chơi hợp lý.
Để trẻ cảm thấy thoải mái với việc học tập trong kỳ nghỉ Tết, bố mẹ có thể giúp trẻ lên thời khóa biểu học & chơi hợp lý. Thay vì dồn tất cả bài tập để làm trong 1 hoặc 2 ngày và vui chơi hoàn toàn những ngày còn lại, trẻ cần chia đều bài tập để thời gian học không quá một giờ mỗi ngày. Nếu trẻ không có bài tập về nhà, phụ huynh vẫn cần duy trì niềm yêu thích học tập cho con thông qua các trò chơi tương tác sáng tạo; hoặc cho bé tham gia các hoạt động mang tính giáo dục tại các trung tâm hay tổ chức đào tạo uy tín.
Một buổi học theo chủ đề Tết tại Apollo English, học viên được trau dồi tiếng Anh qua các hoạt động cổ truyền Tết Nguyên Đán cùng các thầy cô nước ngoài
Một thời khóa biểu khoa học với các hoạt động vui chơi bổ ích sẽ giúp trẻ giữ vững “phong độ”, dễ dàng bắt kịp nhịp học thường ngày sau Tết.
Trẻ không biết ý nghĩa các hoạt động Tết cổ truyền
Trong nhịp sống hối hả ngày nay, việc “ăn Tết” ngày càng bị đơn giản hóa, hầu như chỉ còn khái niệm “đón Tết” một cách vội vã. Tết giờ đây như một kỳ nghỉ dài ngày và theo đó, nhiều phong tục truyền thống cũng dần bị mai một, đặc biệt tại các thành phố lớn. Với nhịp sống bận rộn, bố mẹ dù muốn cũng khó lòng cho trẻ cơ hội cảm nhận một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa mà các thế hệ trước từng có. Làm thế nào để trẻ được trải nghiệm và không thờ ơ với những giá trị truyền thống là nỗi băn khoăn của bố mẹ thời hiện đại.
Trẻ em thời nay liệu có biết đến một cái Tết đúng nghĩa?
Hiểu được nỗi băn khoăn này, các trường từ mẫu giáo đến trung học đều cố gắng đưa vào nhiều chương trình đón Tết ý nghĩa vào dịp cuối năm để học sinh có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm các hoạt động đón Tết truyền thống của dân tộc như gói bánh chưng, nặn tò he, viết câu đối… Các khu vui chơi, nhà văn hóa thiếu nhi cũng tổ chức các sự kiện vui xuân, tạo điều kiện để các em được trải nghiệm không gian Tết cổ truyền đặc sắc, hòa mình vào các hoạt động truyền thống, hiểu biết và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Trải nghiệm không gian Tết cổ truyền là một trong những cơ hội tốt để trẻ hòa nhập mà vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tạm kết: Học mà chơi – Hướng về Tết qua những bài học thiết thực cho trẻ
Tết là thời điểm mà trẻ có thể vừa học vừa chơi và tiếp thu văn hóa cổ truyền qua các bài học thiết thực. Bố mẹ hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ để trẻ có được một cái Tết ý nghĩa và sẵn sàng cho nhịp học trong năm mới.
Hoạt động gói bánh chưng tại trung tâm tiếng Anh Apollo.